Sáng nay 13/7, khai mạc phiên họp thứ 46, Uỷ ban Thường vụ Quốc. Phiên họp đã cho ý kiến về một số vấn đề cn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi lm việc ở nước ngoi theo hợp đồng (sửa đổi).
Tập trung 4 nhóm vấn đề
Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ xem xét, cho ý kiến đối với 4 nhóm vấn đề:
Nhóm vấn đề thứ nhất là UBTVQH sẽ xem xét cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; việc triển khai thực hiện các quy định mới được sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức Quốc hội;
Nhóm vấn đề thứ 2 là xem xét, thảo luận, cho ý kiến tổng kết kỳ họp thứ 9 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ thứ 10 của Quốc hội;
Nhóm vấn đề thứ 3 là xem xét, thông qua Nghị quyết của UBTVQH về mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; việc bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và xem xét công tác nhân sự;
Chủ tịch Quôc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp
Nhóm vấn đề thứ 4 là xem xét việc ban hành Nghị định quy định về bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị - xã hội; việc ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn; việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 của Trường Cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt - Hàn từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Giáo dục và Đào tạo; việc bổ sung dự toán chi hành chính sự nghiệp năm 2020 (nguồn nước ngoài) cho Kiểm toán nhà nước.
Theo Chủ tịch Quốc hội, các nội dung trình tại phiên họp lần này đã được các cơ quan chuẩn bị tích cực, trong đó có 2 dự án luật đã được khẩn trương tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội trong thời gian ngắn sau kỳ họp. Tuy nhiên, còn một số nội dung đã có trong chương trình công tác của UBTVQH những tiến độ chuẩn bị vẫn chưa được bảo đảm nên phải rút ra hoặc chuyển sang phiên họp sau, đây là một hạn chế. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các cơ quan chức năng cần chủ động hơn trong công tác chuẩn bị, bám sát chương trình hoạt động của UBTVQH.
Phải tạo thị trường lao động cạnh tranh lành mạnh
Sau phần khai mạc, UBTVQH đã thảo luận, Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
Liên quan đến đối tượng đi làm việc ở nước ngoài, nhiều ý kiến đề nghị cần quan tâm đến những người ở khu vực biên giới. Các đại biểu cũng đề nghị công dân đi làm việc ở nước ngoài không chỉ là lao động giản đơn, mà phải chú ý đến lao động trình độ cao hơn, hay những học sinh, sinh viên đang làm việc ở nước ngoài…
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình còn đề nghị, nên quy định không chỉ với vấn đề nghề nghiệp, ngoại ngữ mà còn phải có kiến thức văn hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý phải phân biệt rõ chuyên gia đi làm việc ở các nước với lao động hợp đồng. Chẳng hạn như hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước, đưa chuyên gia y tế sang giúp nước bạn thì không phải đối tượng lao động hợp đồng. Hay lao động di cư, đi du lịch rồi ở lại, rồi 39 người chết trong container vừa qua cũng không phải đối tượng trong luật này, đó là lao động bất hợp pháp.
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc kỳ vọng Luật ra đời sẽ tạo ra được thị trường cạnh tranh lành mạnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước và lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có kỹ năng lao động.
Đề cập đến loại hình Trung tâm dịch vụ việc làm ở các địa phương, ông Phúc đặt vấn đề, họ cũng làm nhiệm vụ đào tạo tuyển dụng, vậy có phải đơn vị quản lý nhà nước không. Hiện có một số trung tâm thu hút cả đối tượng xuất nhập khẩu, nhưng chỉ với những mảng phổ thông, còn ngành nghề cao như cơ khí xuất khẩu thì không làm được.
Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định, lao động đường biên rất nhiều, sáng đi tối về có, đi vài tháng, hay vài năm cũng có. Tuy nhiên, đối tượng này bản chất là di cư lao động tự do, nên không thể quy định trong luật này được.
Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm ở các địa phương, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bản chất đó là đơn vị sự nghiệp do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp thành lập, hoặc Ủy ban, hoặc giao cho Sở LĐTB&XH quản lý. Các địa phương đều giao Trung tâm dịch vụ việc làm giúp UBND thực hiện quản lý, đưa người đi và theo dõi quá trình hoạt động.
Về ngân sách, Bộ trưởng Dung khẳng định, do UBND cấp và trung tâm này không thu kinh phí, không thu tiền môi giới của người lao động. Tuy nhiên nếu giao cho doanh nghiệp, họ lại thu tiền của người lao động. Vì thế nhiệm vụ này giao cho các trung tâm là mang tính đặt hàng, giao thêm việc nhưng không làm phát sinh bộ máy mới.
Đối với chi nhánh, ông Đào Ngọc Dung cho biết, qua nhiều lần trao đổi, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đều khẳng định việc này không gây ảnh hưởng gì. Trên thực tế, các sai sót vừa qua hầu hết đều do chi nhánh, mua đi bán lại, rồi thu phí cũng đều xuất hiện từ chi nhánh. “Đi Tiền Giang tôi xem xét thì thấy đúng như thế”, ông Dung khẳng định, và cho rằng, việc lập nhiều chi nhánh gây bất tiện trong quản lý, nên ông “thiết tha đề nghị” cho phép giữ lại 3 chi nhánh.
Từng là lãnh đạo địa phương, ông Nguyễn Hạnh Phúc thấy lập luận của Bộ trưởng chưa thỏa đáng. Theo ông Phúc, các trung tâm này đều do Sở LĐTB&XH quản lý chứ không phải Chủ tịch UBND tỉnh. “Từng quản lý trung tâm tôi biết, phải đào tạo, phải thu phí chứ không phải không”, ông Phúc khẳng định.
Về việc này, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh nói thêm, các Trung tâm dịch vụ việc làm tồn tại do Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập, được thực hiện đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo dạng hợp đồng, không phải mang tính cạnh tranh mà để thực hiện các thỏa thuận theo điều ước quốc tế đã cam kết.