Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Tốc độ tăng nợ xấu đang giảm

Đỗ Huyền| 29/09/2014 17:56
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) chiếm 4,11% tổng dư nợ. Tháng 7 cũng l tháng c tốc độ tăng nợ xấu thấp nhất kể từ đầu năm (tăng 0,79% so với tháng trước).

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Tốc độ tăng nợ xấu đang giảm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn tại phiên họp. Ảnh: TTXVN

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình giải trình chất vấn tại phiên họp thứ 31 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội diễn ra chiều 29/9.   

Giảm gần 1 nửa khi cơ cấu lại nợ    

Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 7/2014, tổng nợ xấu nội bảng là 162,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,11% tổng dư nợ (cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu là 3,61%). Nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm 2014 do tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó thúc đẩy xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh 21,5% trong tháng 6/2014, số dư nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng chậm trong tháng 7/2014, đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng bắt đầu giảm. Tính từ đầu năm, tháng 7/2014 có tốc độ tăng nợ xấu thấp nhất cho thấy chất lượng tín dụng đang có chiều hướng cải thiện.

NHNN tiếp tục cho phép các TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho khách hàng vay, tuy nhiên quy định chặt chẽ hơn để tránh các TCTD lợi dụng việc cơ cấu nợ để che giấu nợ xấu. Theo đó, ngày 18/3/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN, cho phép các TCTD tiếp tục được thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 1/4/20 nhưng mỗi khoản nợ chỉ được cơ cấu lại một lần.   

Tính đến cuối tháng 7/2014, theo báo cáo của các TCTD, tổng số dư các khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ khi thực hiện theo Quyết định 780/QĐ-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN là 313,83 nghìn tỷ đồng, giảm 49,07 nghìn tỷ đồng so với tháng 12/2013. Nếu không thực hiện cơ cấu lại nợ, thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD trên tổng dư nợ tín dụng là 8,09% (giảm 1,1 điểm phần trăm so với cuối tháng 12/2013).   

Thống đốc cũng cho biết, trong 7 tháng qua, các TCTD đã xử lý được hơn 40,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, khách hàng trả nợ 14,3 nghìn tỷ đồng; bán, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ 1,56 nghìn tỷ đồng; bán cho các tổ chức, cá nhân là 14,49 nghìn tỷ đồng; xử lý bằng dự phòng rủi ro là 8,3 nghìn tỷ đồng...   

Về tình hình hoạt động của  Công ty quản lý tài sản của các TCTD ( VAMC), báo cáo cho hay, kết quả đạt được ban đầu của VAMC rất đáng khích lệ, hỗ trợ cho đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Đến cuối tháng 8/2014, VAMC đã mua được 3.281 khoản nợ, với tổng dư nợ gốc hơn 56 ngàn tỷ đồng nợ xấu, giá mua hơn 46 ngàn tỷ đồng. Hiện nay, VAMC đang tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại các khoản nợ đã mua để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật (cơ cấu lại, bán nợ, xử lý tài sản bảo đảm...).

Tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt 10%  

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, tín dụng đối với nền kinh tế đến ngày 29/9 tăng xấp xỉ 7% so với cuối năm 2013. Với việc tín dụng tăng như vậy, thì đến cuối năm, tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt được khoảng 10%.  

Thống đốc nhận định, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế chưa cao, nguyên nhân chủ yếu do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn chưa được đẩy mạnh....    

Người đứng đầu NHNN cũng cho biết, thực tế trong thời gian qua, khả năng mở rộng tín dụng bị hạn chế do tổng cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, trong khi NHTM vẫn duy trì hoạt động huy động vốn từ các tổ chức, dân cư và phải trả lãi cho các khoản tiền gửi này. Vì vậy, để cơ cấu tài sản có phù hợp với điều kiện tín dụng chưa tăng cao, NHTM sử dụng một phần để mua trái phiếu Chính phủ, đây là biện pháp dự trữ đệm để các NHTM khi thiếu thanh khoản có thể vay vốn từ NHNN. Đến cuối tháng 8/2014, đầu tư, kinh doanh trái phiếu Chính phủ của các TCTD tăng 21,56% so với cuối năm 2013.  

Trên cơ sở các đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ và nhiệm vụ nêu trên, NHNN dự báo một số chỉ tiêu tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong năm 20. Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 12-14% so với cuối năm 2014 và căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế để điều chỉnh phù hợp; lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, đảm bảo khả năng thanh toán và an toàn hệ thống.  

Lãi suất cho vay giảm khoảng 1-1,5%

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất đến nay đã giảm khoảng 0,5-1,5%/năm so với cuối năm 2013; trong đó lãi suất huy động giảm khoảng 0,5-1%/năm, lãi suất cho vay giảm khoảng 1-1,5%/năm. Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường phổ biến khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10,5-12%/năm đối với trung và dài hạn; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả lãi suất cho vay chỉ 6-7%/năm.

Cùng với đó, lãi suất của các khoản vay cũ cũng được các TCTD tích cực giảm. Đến cuối tháng 8/2014, dư nợ cho vay bằng VND có lãi suất trên %/năm chiếm 4,3% tổng dư nợ cho vay VND, giảm so với tỷ trọng 6,3% cuối năm 2013; dư nợ có lãi suất trên 13%/năm chiếm 12,3% tổng dư nợ cho vay bằng VND, giảm so với tỷ trọng 19,72% cuối năm 2013.

 “Việc các TCTD tích cực điều chỉnh giảm lãi suất của các khoản cho vay cũ thể hiện sự chia sẻ khó khăn của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế mặc dù lợi nhuận của các TCTD có xu hướng giảm. Đến nay, các khoản cho vay cũ có lãi suất trên 13%/năm chủ yếu là các khoản cho vay đối với lĩnh vực có rủi ro cao, các khoản vay trung và dài hạn có chi phí huy động vốn cao hơn và rủi ro lớn hơn các khoản vay ngắn hạn”, Thống đốc nhấn mạnh.

Báo cáo cũng cho biết, đến ngày 29/8/2014, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,09% so với cuối năm 2013; huy động vốn tăng 8,52% so với cuối năm 2013; trong đó huy động vốn bằng VNĐ tăng 9,94%, huy động vốn bằng ngoại tệ giảm 0,1%. Thanh khoản của hệ thống TCTD được đảm bảo, lãi suất liên ngân hàng giảm so với cuối năm 2013, dự phòng khả năng chi trả tốt, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán cho doanh nghiệp và người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình: Tốc độ tăng nợ xấu đang giảm