Thng qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới H Nội, Thanh Ha, Đồng Nai, Tuyên Quang

Ngọc Mai| 27/04/2021 14:26
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Với 100% thnh viên tán thnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thng qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới v thnh lập các đơn vị hnh chính của các tỉnh Thanh Ha, Đồng Nai, Tuyên Quang v Thnh phố H Nội, tại phiên họp sáng nay 27/4.

thong-qua-nghi-quyet.jpg
Toàn cảnh phiên họp sáng nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phiên họp diễn ra dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

100% tán thành với các nội dung điều chỉnh địa giới 4 tỉnh, thành

Báo cáo về việc thành lập thị trấn thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang; điều chỉnh địa giới một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh Tuyên Quang và Thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở kiến nghị của UBND các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và TP Hà Nội, Chính phủ đề xuất:

Thành lập thị trấn Quý Lộc và thị trấn Yên Lâm thuộc tỉnh Thanh Hóa bởi: hiện nay, xã Quý Lộc và xã Yên Lâm được quy hoạch trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại, trung tâm công nghiệp, vật liệu xây dựng kết hợp với dịch vụ hỗ trợ nghề đá, là đầu mối giao thông quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây bắc huyện Yên Định với các huyện giáp ranh.

Đề xuất thành lập thị trấn Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bởi xã Long Giao hiện nằm ở vị trí trung tâm của huyện Cẩm Mỹ, là ngã ba kết nối các trục giao thông huyết mạch trong vùng, có trụ sở hành chính của huyện đặt trên địa bàn, là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện; đồng thời, từ khi hình thành và phát triển đến nay, huyện Cẩm Mỹ chưa có trung tâm huyện lỵ (thị trấn).

Đối với tỉnh Tuyên Quang, đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính nhằm chuyển 2 xã Phúc Sơn và Minh Quang của huyện Chiêm Hóa về huyện Lâm Bình nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý của chính quyền cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng của nhân dân địa phương; thành lập thị trấn Lăng Can từ xã Lăng Can để góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lâm Bình; điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn Yên Sơn nhằm đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong khu vực và góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Sơn.

Đối với TP Hà Nội, điều chỉnh địa giới toàn bộ diện tích tự nhiên của 8 tổ dân phố khu vực Bắc Nghĩa Tân từ phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm) về phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) quản lý và toàn bộ diện tích tự nhiên của tổ dân phố số 28 - tập thể Bệnh viện 19/8 từ phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm) về phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) quản lý nhằm giải quyết dứt điểm những bất cập trong quản lý địa giới hành chính và dân cư, bảo đảm đúng quy định pháp luật và được sự đồng thuận của Nhân dân trên địa bàn.

ba-tra.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình

Báo cáo thẩm tra các Đề án điều chỉnh địa giới và thành lập đơn vị hành chính của các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và TP Hà Nội do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày cho biết, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành việc điều chỉnh địa giới và thành lập các đơn vị hành chính của các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Đồng thời, kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các đơn vị hành chính của các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và TP Hà Nội với những nội dung nêu trong Tờ trình, Đề án và các Báo cáo giải trình của Chính phủ, trong đó, xác định thời điểm có hiệu lực của các Nghị quyết là từ ngày 1/7/2021 để các cơ quan, tổ chức và địa phương có thời gian kiện toàn tổ chức bộ máy, thay đổi con dấu, giấy tờ của công dân, đáp ứng các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính mới và không làm ảnh hưởng đến công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 –2026.

Với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí tán thành thông qua Báo cáo và Thẩm tra về các Đề án điều chỉnh địa giới và thành lập đơn vị hành chính của các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội; nhận thấy, việc điều chỉnh địa giới và thành lập các đơn vị hành chính của các tỉnh Thanh Hóa, Đồng Nai, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội theo các Tờ trình của Chính phủ là cần thiết, đúng quy định của pháp luật; các đơn vị được đề nghị thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính đều đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định; hồ sơ Đề án, trình tự, thủ tục lập Đề án tuân thủ theo quy định của pháp luật..

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, việc lập thêm phường mới, thị trấn mới là điều tất yếu trong quá trình đô thị hóa. Vấn đề quan trọng là phải xem xét lại các quy hoạch để phát triển đô thị, kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, phát triển về quy hoạch hạ tầng giao thông phải gắn với phát triển kinh tế đô thị.

Thừa Thiên Huế có kế hoạch chi tiết sắp xếp 9 phường và thành lập 4 phường mới

Cũng tại phiên họp sáng nay, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt thống nhất việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế có kế hoạch chi tiết, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, từ quy hoạch cho đến hạ tầng, các tiêu chí liên quan đến việc sắp xếp 9 phường và thành lập 4 phường mới, đảm bảo không nợ chỉ tiêu.

Đối với diện tích, dân số của các phường được điều chỉnh chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định, Ủy ban Thường vụ cho rằng, không nên quy định quá khắt khe, bởi tỉnh Thừa Thiên Huế có những đặc thù riêng. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, trong thành phố Huế có rất nhiều đồi núi, cung điện. Rừng cây, đồi núi ngay trong thành phố. Cho nên yêu cầu về diện tích phân bố dân cư và bảo vệ các rừng thông và tất cả các di sản rất quan trọng. Có chỗ tập trung rất đông dọc bờ sông Hương, có nơi rất rộng, cho nên các tiêu chuẩn về dân cư chú ý đặc thù của đô thị. Quản lý của phường, xã ở đây cũng phải mang yếu tố văn hóa nhiều hơn”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ khẩn trương tổng kết, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi Nghị quyết 1210 và Nghị quyết 1211 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII để làm rõ mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ chế đặc thù phù hợp với từng loại hình đơn vị. Trong đó chú trọng nghiên cứu, bổ sung các quy định áp dụng với đô thị có tính chất đặc thù, đơn vị hành chính đối với khu vực có giá trị đặc biệt về di sản lịch sử văn hóa du lịch, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trong tháng 8 năm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thng qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới H Nội, Thanh Ha, Đồng Nai, Tuyên Quang