6 tháng đầu năm 2022, các tập đon, tổng cng ty, doanh nghiệp nh nước đã thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị l 382 tỷ đồng, thu về ngân sách nh nước 2.180 tỷ đồng.
Theo Báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã thực hiện bán vốn tại 17 doanh nghiệp với giá trị là 128 tỷ đồng, thu về 687 tỷ đồng. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn tại Công ty cổ phần Bưu điện với giá trị 182 tỷ đồng, thu về 1.409 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thoái vốn tại CTCP Tập đoàn Tân Mai với giá trị là 72 tỷ đồng, thu về 83 tỷ đồng. Tổng công ty Viễn thông Mobifone thoái vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á với giá trị là 0,06 tỷ đồng, thu về 0,35 tỷ đồng.
Cục Tài chính doanh nghiệp cũng cho biết, các đơn vị tiếp tục triển khai cổ phần hóa theo kế hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra, bổ sung 1 doanh nghiệp cổ phần hóa là Công ty TNHH MTV Phà An Giang (đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần năm 2021) thuộc danh mục cổ phần hóa giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng; trong đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng.
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc định giá đất theo giá thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, cần có giải pháp tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Cùng đó, trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp gắn với giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát quyền lực; cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Đồng thời, rà soát, nghiên cứu quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn.