D phải đối mặt với nguy cơ ra đi sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, thì với nữ Thủ tướng Anh, “Brexit vẫn l Brexit v chúng ta sẽ trở thnh người thắng cuộc”…
Dự thảo thỏa thuận Brexit mới đạt được tưởng chừng đã mở lối thoát cho quá trình đàm phán kéo dài suốt gần 2 năm qua giữa Anh và EU, nay lại tạo ra một đợt sóng mới trên chính trường Anh.
Theo truyền thông Anh, Quốc hội nước này đã nhận được đủ 48 kiến nghị từ các nghị sĩ và cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Thủ tướng Anh Theresa May sẽ sớm diễn ra. Nhà lãnh đạo Anh có nguy cơ phải từ chức nếu 8 trong số 3 nghị sĩ bỏ phiếu chống lại bà. Liệu số phận của bà có giống như người tiền nhiệm David Cameroon hơn 2 năm về trước?
Còn nhớ vào thời điểm nước Anh dậy sóng kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh Brexit hay không Brexit, hầu hết cử tri Anh - bao gồm cả phe ủng hộ lẫn phản đối Brexit - đều hoang mang. Khi đó, các sàn giao dịch chứng khoán ngập tràn sắc đỏ, giá vàng trồi sụt “như có ma làm”, đồng Bảng rớt giá thảm hại...
Thủ tướng Anh Theresa May: "Brexit là Brexit"
Và khi phe Brexit giành chiến thắng, ông David Cameroon tuyên bố rời khỏi căn nhà số 10 phố Downing, để lại một khoảng trống quyền lực không chỉ trong Chính phủ Anh, mà còn ngay tại nơi nước Anh quyết định “dứt áo” ra đi.
Là người kế nhiệm cựu Thủ tướng David Cameroon, bà Theresa May được ví như "đôi tay an toàn" dẫn dắt nước Anh Brexit thành công, với hai tính cách tưởng chừng trái ngược đã kết hợp một cách hài hòa trong con người bà May: phóng khoáng như Angela Merkel, bảo thủ như “Bà đầm thép” Thatcher!
Mặc dù trong chiến dịch vận động Brexit, bà May là nhà vận động ủng hộ phong trào “ở lại”, bà đã thề sẽ hàn gắn những gì đã rạn nứt mà cuộc trưng cầu dân ý ở Anh gây ra, song cuối cùng bà lại bỏ phiếu Brexit vào thời khắc quyết định. Bởi xét đến cùng, cuộc ly hôn giữa Vương quốc Anh và EU không phải là quyết định một sớm một chiều. Và với tính cách người Anh, Brexit vẫn là Brexit; và… đã đi là đi!
Đến thời điểm này, khi chính trường Anh lại tiếp tục nổi những cơn sóng mới sau sự kiện London và Brussels đạt được dự thỏa thỏa thuận Brexit, sau cuộc họp Chính phủ kéo dài 5 tiếng, kết thúc lúc 19h ngày 14/11, bà May vẫn kiên định như thế!
Bình luận về sự kiện này, ông Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán của EU về Brexit, tuyên bố dự thảo thỏa thuận Brexit mà Brussels và London đã đạt được "tiến triển mang tính quyết định", mở ra con đường dẫn đến hoàn tất một thỏa thuận giữa EU và nước Anh.
Trong khi đó, Thủ tướng Theresa May khẳng định thỏa thuận sơ bộ Brexit mới đạt đã thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri Anh trong cuộc trưng cầu ý dân hồi năm 2016, theo đó đảm bảo chấm dứt tình trạng người nhập cư ồ ạt kéo đến quốc gia này và cho phép Anh tự xây dựng chính sách thương mại.
Đồng thời, bà khẳng định sẽ giữ cương vị lãnh đạo đất nước cho tới khi tiến trình Brexit hoàn tất và kiên định với bản dự thảo thỏa thuận mới đạt được với EU, bất chấp những ý kiến phản đối và việc hàng loạt quan chức trong nội các của bà từ chức, từ Phó Chủ tịch đảng Bảo thủ cầm quyền Rehman Chishti, Bộ trưởng Brexit Anh Dominic Raab, Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Esther McVey đến Quốc vụ khanh phụ trách Bắc Ireland Shailesh Vara.
Vào thời điểm mới nhậm chức, bà Theresa May, nữ Thủ tướng thứ hai trong lịch sử nước Anh, được đánh giá là mang trong mình tính cách “đặc trưng” của “Bà đầm thép” quyền lực Thatcher. Vậy nên, theo giới phân tích, dù thế nào đi nữa, dù phải đối mặt với nguy cơ ra đi sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, thì với nữ Thủ tướng Anh, “Brexit vẫn là Brexit”…
Liên quan đến cuộc ly hôn đầy sóng gió giữa Vương quốc Anh và EU, ngày 16/11, Bộ trưởng Giao thông Pháp Elisabeth Borne cho biết Pháp đang chuẩn bị nhiều biện pháp khác nhau, đặc biệt là các biện pháp kiểm soát hải quan, kiểm tra thú y và kiểm tra tại cảng, trong trường hợp Anh dứt khoát Brexit mà không có thỏa thuận nào. Cũng trong ngày 16/11, Thủ tướng May đã bổ nhiệm Thứ trưởng Y tế Stephen Barclay làm Bộ trưởng Brexit mới. Ông Barclay, một người có quan điểm hoài nghi châu Âu, đã trở thành người thứ ba nắm giữ chức vụ giám sát quá trình Anh rút khỏi EU (hay còn gọi là Brexit). Hai người tiền nhiệm của ông đều từ chức để phản đối cách tiếp cận Brexit của bà May. |