Với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Thừa Thiên Huế hội tụ đủ các điều kiện để phát triển nhanh v bền vững hướng tới trở thnh thnh phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, đặc biệt l trở thnh một điểm đến an ton, thân thiện, xứ sở của hạnh phúc v trn đầy năng lượng.
Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm vụ năm 2022, 6 tháng đầu năm 2023; Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 38/2021/QH của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từng bước trở thành tỉnh phát triển năng động
Các thành viên Đoàn công tác đánh giá cao những kết quả Thừa Thiên Huế đã đạt được trong thực hiện các Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 38 của Quốc hội và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đặc biệt đánh giá cao việc tỉnh đã xác định đúng, trúng các trọng tâm, trọng điểm để triển khai thực hiện các Nghị quyết một cách bài bản, quyết liệt. Các thành viên Đoàn công tác cũng đã trao đổi cụ thể về các kiến nghị, đề xuất của tỉnh nhằm thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ nhằm sớm thực hiện mục tiêu phát triển Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị.
Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang, văn hóa đặc sắc. Là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 7 di sản được UNESCO vinh danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác; có hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa và hơn 500 lễ hội các loại; là điểm đến du lịch hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ trong nước và thế giới với những sản phẩm dựa trên nguồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên nổi trội, là sự hòa quyện của văn hóa đô thị với văn hóa cung đình, văn hóa làng, chùa, dân gian. Người dân Thừa Thiên Huế văn minh, lịch thiệp, tinh tế, hiếu khách…
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá rất cao quyết tâm chính trị, nỗ lực phấn đấu của Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, đang từng bước trở thành một tỉnh phát triển năng động, kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, năng lượng phát triển tích cực hơn, bộ máy năng động hơn.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng, ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa qua. Trong nửa nhiệm kỳ và 6 tháng đầu năm nay, dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, nhưng tỉnh đã quyết liệt triển khai các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 38/2021/QH của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị định số 84/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và có bước phát triển. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 6,51% so với cùng kỳ, cao gấp 1,7 lần so với mức bình quân chung của cả nước; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 4.950 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 518 triệu USD; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 40% kế hoạchThủ tướng giao; du lịch dịch vụ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch với lượng khách và doanh thu từ du lịch tăng mạnh so với cùng kỳ, khách quốc tế tăng gần 27 lần so với năm 2022, tổng thu từ du lịch ước đạt 3.600 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%... Tỉnh cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác nhà ga hành khách T2 sân bay Phú Bài; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An, đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương, đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 2.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ ấn tượng về công tác cải cách hành chính củaThừa Thiên Huế khi chỉ số PCI năm 2022 xếp vị trí thứ 6, tăng 2 bậc so với năm 2021; PAPI xếp vị thứ 5; chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả, xây dựng đô thị thông minh hiệu quả, phục vụ tốt công tác quản lý và tiện ích cho người dân. Đây là điểm mới, tạo đà thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược tìm đến với Thừa Thiên Huế.
Cùngvới đó, các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế có chuyển biến tích cực. Cóthể nói rằng, Thừa Thiên Huế đang dần trở thành một trung tâm văn hóa lớn đặc sắc của cả nước hướng đến đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”, đồng thời vẫn thể hiện được “nét Huế” rất riêng.
Các chính sách xã hội, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện; hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công, đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, người lao động và sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được hỗ trợ kịp thời. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm dần, phấn đấu năm 2023 còn 3,17%, năm 20 còn 2,2%, đến cuối năm 2025 còn 1,84%.
Quốc phòng, an ninh được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh được quan tâm. Hoạt động của Đoànđại biểu Quốc hội tỉnh và HĐND, UBND các cấp ngày càng thực chất, hiệu quả, chất lượng được nâng cao, tập trung cácvấn đề bức xúc mà cử tri, dư luận quan tâm. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy tốt vai trò tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tập hợp, vận động Nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
"Với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, Thừa Thiên Huế hội tụ đủ các điều kiện để phát triển nhanh và bền vững hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị: là trung tâm văn hóa - du lịch; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; khoa học – công nghệ; y tế chuyên sâu của cả nước, khu vực Đông Nam Á và châu Á", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Phải có sự đột phá mạnh mẽ cả về tư duy, tầm nhìn, chiến lược phát triển du lịch, văn hoá
Báo cáo của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, tồn tại. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục nhận diện, đánh giá đầy đủ các thuận lợi, thách thức, làm cơ sở đưa ra các giải pháp hiệuquả. Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, tuy tình hình còn khó khăn nhưng với quyết tâm và cách làm như vừa qua, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, mở ra trang mới cho sự phát triển của địa phương.
Thừa Thiên Huế là cửa ngõ tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, hội đủ các loại hình, hệ thống hạ tầng, giao thông hết sức thuận lợi, kết nối kinh tế, thương mại, du lịch trong nước và quốc tế như: cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An; sân bay Quốc tế Phú Bài; tuyến đường sắt chạy dọc tỉnh; hơn 2,5 nghìn km đường bộ, Quốc lộ 1 chạy từ Bắc xuống Nam, Quốc lộ 49B chạy từ Tây sang Đông, đường Hồ Chí Minh (105 km); đang phát triển hai khu kinh tế với tổng diện tích 37,3 nghìn ha (Chân Mây - Lăng Cô; cửa khẩu A Đớt), 6 khu công nghiệp với diện tích gần 2,4 nghìn ha.
Tỉnh có hệ thống giáo dục, khoa học công nghệ, y tế phát triển, nổi bật là Đại học Huế - Đại học vùng đang xây dựng thành Đại học Quốc gia, Bệnh viện Trung ương Huế là hạt nhân của Trung tâm y tế chuyên sâu - một trong những bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước.
Nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội nhắc lại những tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh nổi trội có một không hai của Thừa Thiên Thuế về văn hoá, lịch sử, đặc biệt là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có tới 7 di sản được UNESCO vinh danh. "Chúng ta phải phát huy tối đa các giá trị này, khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọng phát triển, từ đó mà thấm nhuần hơn nữa sứ mệnh, tầm nhìn, có quyết tâm chính trị, cách làm đột phá hơn để phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai, không thỏa mãn với những gì đã đạt được", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Trên cơ sở phân tích tình hình trong nước và quốc tế, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Thừa Thiên Huế cần tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ hơn nữa việc thực hiện các nhiệm vụ giữa nhiệm kỳ. HĐND tỉnh cần sớm bàn, quyết định các vấn đề nhằm triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
Điều quan trọng, theo Chủ tịch Quốc hội là phải cụ thể hoá, thể chế hoá được tinh thần của các Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội vào Quy hoạch phát triển tỉnh và các đề án, quy hoạch. Trên cơ sở đó, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế với 3 đích đến:
Một là, vào năm 2025: trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Hai là, đến năm 2030: là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đô thị hạt nhân cấp Vùng và tiểu vùng, một trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu; trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước, cực tăng trưởng của Vùng động lực miền Trung; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Ba là, đến năm 2050: là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, xanh, bản sắc Huế, thông minh, hướng biển, thích ứng và bền vững; đô thị lớn thuộc nhóm có trình độ phát triển kinh tế ở mức cao của cả nước, hướng tới thành phố Festival, trung tâm văn hoá - du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á; là điểm đến an toàn, thân thiện, xứ sở của hạnh phúc và tràn đầy năng lượng.
"Các đồng chí cần hết sức chú ý câu "tràn đầy năng lượng". Khi ban hành Nghị quyết số 54, Bộ Chính trị rất lưu ý vấn đề này. Năng lượng bây giờ các đồng chí đã nhiều hơn. Di sản thì trăm năm hoặc ngàn năm nhưng thành phố thì trẻ. Thành phố ở đây là thành phố trực thuộc Trung ương chứ không phải là thành phố Huế hiện nay. Trẻ thì phải dồi dào năng lượng, tràn đầy năng lượng", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và gợi mở có thể nghiên cứu, xây dựng thành slogant (khẩu hiệu) của thành phố trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, tỉnh cần tập trung làm ngay Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Cho biết, đây là vấn đề quan trọng quốc gia, không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên không cần trình theo quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng đoàn Quốc hội sẵn sàng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để cho ý kiến từ sớm, từ xa đối với việc xây dựng đề án này, chuẩn bị kỹ lưỡng ngay khi đủ điều kiện Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, trình Quốc hội nhằm tạo thuận lợi nhất cho tỉnh. Cùng với đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cần xác định việc đưa huyện A Lưới thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn là nhiệm vụ chính trị, phải huy động sức mạnh của hệ thống chính trị cả nước hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ này.
Với những kết quả đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là giai đoạn Thừa Thiên Huế phải nỗ lực nhiều hơn nữa, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của cả nhiệm kỳ bù đắp cho giai đoạn bị tác động bởi đại dịch vừa qua, huy động các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân với tinh thần “góp gió thành bão”, tạo thành động lực, một cuộc sinh hoạt chính trị riêng của Thừa Thiên Huế để đạt các mục tiêu đã đề ra.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, của HĐND các cấp; đóng góp có hiệu quả đối với công tác lập pháp của Quốc hội, nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, quan tâm các chương trình, hoạt động của Quốc hội, nhất là các chuyên đề giám sát của Quốc hội trong năm 2023, 20; tham gia hiệu quả, đóng góp tích cực, chất lượng tại các Kỳ họp sắp tới, Quốc hội Khóa XV.
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, tạo nguồn cán bộ cho nhiệm kỳ tới; quan tâm cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Chú trọng lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, không để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá; xây dựng thế trận lòng dân thực sự vững chắc, giữ vững sự ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục làm tốt công tác tôn giáo, dân tộc; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực.
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Thừa Thiên Huế phải có sự đột phá mạnh mẽ hơn nữa cả về tư duy, tầm nhìn, định hướng, chiến lược phát triển du lịch, văn hoá. "Tại sao thế giới làm được, nhiều địa phương khác đã làm được mà chúng ta - với những tiềm năng, lợi thế nổi trội lại chưa làm được? Các đồng chí nghiên cứu để cùng với Trung ương xây dựng đề án về hệ sinh thái các sản phẩm du lịch đặc sắc, nổi trội của Thừa Thiên Huế. Phải xem đây là một ngành kinh tế mũi nhọn để thực sự đổi mới trong cách làm", Chủ tịch Quốc hội gợi mở.
Với Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam cho giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045 tại Kỳ họp thứ Sáu vào tháng 10 tới. Ghi nhận các kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế liên quan đến Chương trình này, Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, tỉnh cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm phù hợp với đặc thù, lợi thế của địa phương, có kế hoạch đầu tư “ra tấm, ra món” để đạt mục tiêu.
Tại cuộc làm việc, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết, để triển khai Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 83/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW; tỉnh Thừa Thiên Huế đang tổ chức xây dựng các đề án, quy hoạch. Theo kế hoạch, đầu quý I.20, Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thành để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm, hỗ trợ tỉnh sớm hoàn thành các thủ tục có liên quan đến việc xây dựng Đề án theo quy định và cho phép bổ sung Đề án vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20 của Quốc hội, trình Quốc hội xem xét và quyết định tại kỳ họp cuối năm 20; đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm sớm ban hành Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa để có nguồn lực thực hiện việc trùng tu di sản của quốc gia.
Tỉnh cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm sớm bố trí nguồn lực thực hiện các dự án: xây dựng đường lăn song song, thiết bị hạ cánh cảng hàng không quốc tế Phú Bài để đáp ứng cho công suất đón khách 5-7 triệu khách/năm, đồng bộ với nhà ga T2 đã đưa vào hoạt động; xây dựng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa từ nước bạn Lào đến cảng Điền Lộc qua đường 71 nhằm hỗ trợ Lào tăng năng lực lưu chuyển hàng hóa, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, nâng cao hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu đã có tại tỉnh Thừa Thiên Huế; hỗ trợ tỉnh trong việc xây dựng các Đề án xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia, xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu, trong đó, phát triển Bệnh viện Trung ương Huế cùng với Bệnh viện trường Đại học Y dược đạt chuẩn các bệnh viện tiên tiến khu vực Đông Nam Á, tiến tới đạt chuẩn quốc tế về y tế và nâng cao các năng lực thiết chế y tế trên địa bàn tỉnh... và nguồn lực thực hiện các đề án này.
Ghi nhận các kiến nghị đều rất xác đáng, Chủ tịch Quốc hội giao Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường tổng hợp đầy đủ, trao đổi với các cơ quan chức năng để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến Tập đoàn xăng dầu Việt Nam trao kinh phí tặng Dự án đầu tư xây dựng mới trạm Y tế xã Bình Thành, thị xã Hương Trà.