Tiêm vắc xin ngừa COVID c thể c những tai biến, các phản ứng sau tiêm ra sao?

Ngọc Mai| 06/03/2021 18:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Liên quan đến việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu r tại hội nghị tập huấn trực tuyến cng tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 ton quốc diễn ra ngy 6/3, chắc chắn sẽ c những tai biến khng mong muốn xảy ra, nhưng khng vì lý do đ lm lung lay chiến dịch tiêm vắc xin.

ntl.jpg

Hội nghị kết nối đến tận các tuyến huyện với tổng số hơn 700 điểm cầu trên cả nước.

Chắc chắn sẽ có những tai biến không mong muốn xảy ra

Tại Hội nghị Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý, phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 là có thể, vì không vắc xin nào đảm bảo 100 % an toàn; có thể xảy ra phản ứng thông thường cho đến phản ứng bất lợi.

“Vì đây là vắc xin mới nên chúng ta triển khai thận trọng. Dù vắc xin đã về Việt Nam từ ngày /2, nhưng chúng ta chờ có giấy chứng nhận lô xuất xưởng từ nhà sản xuất; đồng thời song song với đó, ở trong nước, chúng ta cũng đánh giá lại toàn diện tất cả số an toàn của lô vắc xin này”- GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngày 8/3 sẽ tiêm mũi đầu tiên tại Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh.

Một điểm quan trọng được người đứng đầu ngành Y tế nhấn mạnh, đây là loại vắc xin phòng COVID-19 lần đầu sử dụng, theo nguyên tắc đảm bảo an toàn tối đa nhất cho người dân.

Phân tích những điểm khác với quốc tế trong tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở Việt Nam. Trước hết, theo Bộ trưởng Bộ Y tế, khác với các nước và khác với các quy trình tiêm chủng trước đây, Việt Nam sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, dù mất nhiều thời gian hơn.

Thứ 2, để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khoẻ cá nhân. Việt Nam hiện đã hoàn tất hơn 97 triệu hồ sơ.

Bộ Y tế yêu cầu từng cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng phải tải phần mềm do Bộ Y tế thiết kế để phục vụ tiêm chủng tốt nhất. Với mỗi người dân phải tải ứng dụng hồ sơ sức khoẻ. Việc này vừa giúp ngành y tế tăng cường chủ động giám sát từ cơ sở y tế vừa nhanh chóng nhận được phản ánh người dân về những bất lợi sau tiêm.

“Hệ thống tiêm chủng của Việt Nam sau này sẽ liên thông với quốc tế, sau này là hộ chiếu vắc xin, quản lý toàn bộ bằng QR code”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

“Chắc chắn sẽ có những tai biến không mong muốn xảy ra nhưng không vì lý do đó làm lung lay chiến dịch tiêm vắc xin. Trên toàn cầu cũng có người tham gia phong trào anti vắc xin nhưng lợi ích vắc xin ngừa COVID- 19 rất rõ ràng, bảo vệ chính cho bản thân và cộng đồng”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, hiện tại, vắc xin Pfizer có hiệu lực bảo vệ trên 90%, Moderna hiệu lực bảo vệ 94% nhưng vắc xin AstraZeneca chỉ có hiệu lực bảo vệ 76% sau mũi 1 và 84% sau mũi 2. Do hiệu lực bảo vệ không đạt 100% nên song song tiêm vắc xin vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt tuân thủ tốt thông điệp 5K.

Theo Bộ trưởng, dù độ bảo vệ của vắc xin AstraZeneca không đạt 100% nhưng 100% người tiêm nếu có mắc bệnh sẽ diễn biến nhẹ hơn, không dẫn đến tử vong. Đó là điều quan trọng nhất với mỗi cá nhân tiêm chủng.

10% người được tiêm xuất hiện 4 nhóm phản ứng

Liên quan đên vắc xin AstraZeneca, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng dự án mở rộng cho biết, vắc xin AstraZeneca rất mới, đến nay mới có 25 quốc gia triển khai tiêm.

Do thời gian tiêm ngắn, kinh nghiệm triển khai cũng như các sự cố bất lợi sau tiêm chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp đầy đủ, vì vậy để đảm bảo an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị rất kỹ cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh, hộp chống sốc.

Vắc xin AstraZeneca bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2-8 độ C, có hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất. Lọ vắc xin đã mở chỉ được sử dụng trong vòng 6 giờ. Khác với các vắc xin thông thường, vắc xin AstraZeneca không được lắc trước khi tiêm để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vắc xin AstraZeneca tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, kể cả người mắc bệnh nền. Mỗi người sẽ tiêm bắp đủ 2 mũi, mỗi mũi 0,5ml, cách nhau 3 tháng. Sau tiêm vắc xin Covid-19, cần cách tối thiểu 14 ngày trước khi tiêm vắc xin khác.

Các đối tượng như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nhiễm HIV, người trên 65 tuổi… đều có chỉ định tiêm.

Riêng các đối tượng trên 65 tuổi có bệnh nền tham gia tiêm chủng, PGS Hồng Lưu ý phải đánh giá thực trạng sức khoẻ trước khi tiêm và phải theo dõi chặt chẽ hơn sau tiêm để tránh trường hợp xảy ra sự cố và đổ lỗi cho tiêm chủng.

Các trường hợp đã khỏi Covid-19 được tiêm vắc xin sau 6 tháng khỏi bệnh do cơ thể đã sản sinh lượng kháng thể nhất định, ưu tiên vắc xin cho các nhóm đối tượng khác.

Các trường hợp dị ứng với một số thành phần của vắc xin, từng phản ứng nặng trầm trọng với mũi tiêm trước... nằm trong nhóm chống chỉ định tiêm vắc xin.

Ngoài ra, các trường hợp đang mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang điều trị miễn dịch, hoá chất… sẽ phải hoãn tiêm đến khi đủ điều kiện.

PGS Hồng cho biết, sau tiêm vắc xin sẽ có trên 10% người được tiêm xuất hiện 4 nhóm phản ứng: Thứ nhất là nhức đầu, mệt mỏi, bồn chồn, ngứa tại chỗ tiêm; thứ hai là đau cơ, khó chịu; thứ ba là sốt, ớn lạnh, phổ biến là sốt nhẹ và sốt trên 38 độ; thứ tư là đau khớp, buồn nôn. Trong đó phản ứng đầu tiên phổ biến nhất.

Tỉ lệ bị sưng, đỏ tại vị trí tiêm chiếm từ 1-10%. Các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn muộn sau tiêm hiện chưa được WHO báo cáo đầy đủ.

Đến nay, chưa có bằng chứng liên quan giữa các trường hợp phản ứng nghiêm trọng có liên quan đến vắc xin.

Để giám sát tiêm chủng, Bộ Y tế yêu cầu người tiêm phải ở lại cơ sở tiêm chủng theo dõi sau tiêm 30 phút và tiếp tục về nhà theo dõi trong giờ đầu tiên.

“Không chỉ có phản ứng sốc phản vệ sau tiêm 30 phút đến 1 tiếng mà có thể có phản ứng quá mẫn muộn xảy ra trong ngày đầu. Vì vậy người được tiêm chủng cần hết sức lưu ý, khi có biểu hiện khó chịu, bứt rứt, vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi phát ban hoặc bất kỳ triệu chứng gì cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời”, PGS Hồng khuyến cáo.

Theo PGS Hồng, hiện, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã hoàn thiện xong sổ tay thực hành tiêm vắc xin Covid-19, sẽ chuyển tới các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc ngay chiều nay.

Trong đó đặc biệt lưu ý quy trình trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải trao đổi kỹ với người tiêm, hỏi rõ về tiền sử bệnh tật xem họ có đang mắc các bệnh cấp tính, mạn tính phải điều trị hay không; có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ hay không...

Với mũi tiêm thứ hai, phải hỏi xem những mũi tiêm trước đó, người được tiêm có các phản ứng hay không. Nếu có phản ứng sốc, phản ứng nặng của lần tiêm trước đó, phải tạm hoãn hoặc hướng dẫn cụ thể để tiêm ở các cơ sở điều trị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiêm vắc xin ngừa COVID c thể c những tai biến, các phản ứng sau tiêm ra sao?