Tin địa phương

Tiền Giang: Thu ngân sách đạt 122% dự toán

Hà Giang 11/12/20 - 08:18

Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tháng 11/20 tiếp tục phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong đó, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp là điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội.

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, cây lương thực có hạt trong tháng 11 gieo trồng được 21.587 ha, sản lượng thu hoạch 353 tấn. Trong đó, cây lúa gieo trồng 33.991 ha, giảm 5,6% so cùng kỳ. Đây là vụ sản xuất chính trong năm của nông dân, hiện lúa đang giai đoạn mạ. Cây rau đậu các loại gieo trồng được 8.377 ha, tăng 2,1% và sẽ được tính cho diện tích gieo trồng năm sau.

Về chăn nuôi, tình hình phát triển đàn lợn tương đối thuận lợi do dịch bệnh được khống chế. Tổng đàn lợn toàn tỉnh khoảng 310 nghìn con, tăng 3,3%. Thời gian qua, giá lợn hơi, giá gia cầm đã ổn định trở lại, có xu hướng tăng, người chăn nuôi có lãi, yên tâm mở rộng sản xuất.

Trái ngược với tình hình chăn nuôi lợn và gia cầm, nhiều hộ chăn nuôi bò đã điều chỉnh giảm số lượng vật nuôi và chuyển đất trồng cỏ sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, giá bò giảm do cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.

Về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, diện tích nuôi thủy sản trong tháng đạt 422 ha; sản lượng thủy sản thu hoạch đạt 30.092 tấn. Tính chung 11 tháng năm 20 đạt 278.170 tấn, đạt 88,1% kế hoạch, tăng 3,9% so cùng kỳ, trong đó: sản lượng thu hoạch từ nuôi 181.935 tấn, tăng 1,1%; sản lượng khai thác 96.235 tấn, tăng 9,6%.

Bên cạnh đó, tổng diện tích rừng hiện có là 1.613,8 ha. Trong tháng thực hiện trồng mới được 3,0 ngàn cây phân tán. Nâng tổng số cây trồng từ đầu năm đến nay ước đạt 484,5 ngàn cây, giảm 13,8% so cùng kỳ. Những cây trồng mới chủ yếu là cây sao, dầu, bạch đàn, tràm bông vàng trồng trên các tuyến đường đi, xung quanh các tuyến đê bao, trồng cặp ven bờ sông chống sạt lở đất và lấy bóng mát ở các huyện Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Tân Phú Đông.

ktxh-tien-giang.png
Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng so sánh cùng kỳ 11 tháng năm 2023 và 20

Tính chung 11 tháng năm 20, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,48% so cùng kỳ. Một số ngành sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh có chỉ số tăng cao so cùng kỳ, như: công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 73,12%; sản xuất phương tiện vận tải khác 67,62%; Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị tăng 60,2%; sản xuất trang phục tăng 39,52%;...

Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ số tiêu thụ tháng 11/20 so với tháng trước tăng 5,09% và tăng 20,81% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như sản xuất chế biến thực phẩm, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu, sản xuất sản phẩm cao su và plastic, sản xuất kim loại tăng…

Tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý thực hiện trong tháng là 640 tỷ đồng, giảm % so cùng kỳ.

Để đạt kế hoạch năm 20, các ban quản lý dự án, chủ đầu tư và các ngành các cấp tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư công cũng như khối lượng giải ngân của các công trình dự án, sớm hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động.

Các ngành các cấp phối hợp với các chủ đầu tư khắc phục khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình nhằm đạt kế hoạch đề ra, nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, các công trình còn lại thi công đúng theo tiến độ đề ra.

Hiện nay, nguồn vốn đầu tư của huyện, thành phố, thị xã, thực hiện chủ yếu nguồn vốn phân cấp, tập trung cho các công trình, dự án giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Các xã, phường, thị trấn tập trung điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng phục vụ địa phương.

Các hoạt động thương mại, dịch vụ ổn định, hàng hoá cung ứng cho thị trường dồi dào. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước thực hiện 7.652 tỷ đồng, tăng 3,1% so tháng trước và tăng 9,8% so cùng kỳ.

Bên cạnh đó, lượng khách du lịch đến trong tháng 11/20 ước tính 135 ngàn lượt khách, tăng 18,5% so cùng kỳ. Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ tiêu dùng khác trong tháng 11 tăng so với cùng kỳ. Các hoạt động dịch vụ bưu chính, ngân hàng,... đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của khách hàng; các loại hình kinh doanh vận tải phục vụ tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân.

Một điểm sáng trong bức tranh kinh tế là tiến độ thu ngân sách của tỉnh đã đạt được con số khả quan, 11 tháng năm 20, thu ngân sách trên địa bàn 10.740 tỷ đồng, đạt 122% dự toán, tăng 16,4% so cùng kỳ. Điều này cho thấy nỗ lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế và nâng cao nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Bên cạnh nỗ lực phát triển kinh tế, toàn tỉnh còn triển khai có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, thực hiện tư vấn nghề, việc làm cho lao động; hỗ trợ người nghèo, người có công, chất lượng y tế giáo dục trên địa bàn được nâng cáo. Tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội được đảm bảo. Lĩnh vực môi trường trên địa bàn tỉnh trong tháng không xảy ra vụ vi phạm môi trường nào.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tiền Giang: Thu ngân sách đạt 122% dự toán