Mới đây, Bộ Tài chính thông tin cơ bản về tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - NSNN tháng 4 năm 2023 của Bộ Tài chính.
Theo đó, trong tháng 4/2023, Bộ Tài chính tiếp tục tập trung hoàn thiện Dự án Luật Giá (sửa đổi) để trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023); đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có; đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định về thuế Tối thiểu toàn cầu.
Tình hình thực hiện dự toán NSNN
Tổng thu NSNN thực hiện tháng 4 ước đạt 139,1 nghìn tỷ đồng, bằng 8,6% dự toán, bằng 82,4% mức thu bình quân quý I (thấp hơn khoảng 29,7 nghìn tỷ đồng); lũy kế thu NSNN 4 tháng ước đạt 645,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán, bằng 95% so cùng kỳ năm 2022.
Tổng chi cân đối NSNN tháng 4 ước đạt 135,3 nghìn tỷ đồng; luỹ kế chi 4 tháng đạt 500,3 nghìn tỷ đồng, bằng ,1% dự toán, tăng 6,1% so cùng kỳ năm 2022,
Trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt khoảng 110,6 nghìn tỷ đồng, bằng ,2% dự toán Quốc hội quyết định, bằng ,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng ,6% so cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tỷ lệ giải ngân đạt 18,48% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 25/4/2023, đã thực hiện phát hành gần 129,2 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,51 năm, lãi suất bình quân 4%/năm.
Trong tháng 4, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Tổng số tiền đã miễn, giảm, gia hạn ước tính đến hết tháng 4 khoảng 56,32 nghìn tỷ đồng (miễn, giảm khoảng 18,32 nghìn tỷ đồng; gia hạn khoảng 38 nghìn tỷ đồng).
Mặc dù số thu nội địa 4 tháng đầu năm đạt khá so dự toán, nhưng số thu hàng tháng có xu hướng giảm (thu tháng 1 đạt 16,1%; tháng 2 đạt 7,1%; tháng 3 đạt 8,6%; ước thực hiện tháng 4 đạt 8,5% dự toán). Không kể thuế thu nhập doanh nghiệp, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, thu chênh lệch thu, chi của ngân hàng nhà nước, thì số thu nội địa 4 tháng bằng khoảng 88,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 25/63 địa phương thực hiện thu nội địa 4 tháng đạt trên 38% dự toán; 16/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ, trong khi có tới 47 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Hoạt động xuất nhập khẩu tháng 4 tiếp tục giảm sút; luỹ kế kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá có thuế tính đến ngày /4/2023 đạt khoảng 35,4 tỷ USD, giảm 17,3% so cùng kỳ năm 2022.
Về công tác quản lý giá, thị trường
Bộ Tài chính tiếp tục chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 118/TB-VPCP.
So với cùng kỳ tháng 3/2023, tháng 4/2023, giá các mặt hàng thiết yếu tương đối ổn định. Từ ngày 4/5/2023, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1.864,44 đồng lên 1.920,37 đồng một kWh (chưa gồm thuế GTGT), tương đương tăng 3% so với mức giá điều chỉnh gần nhất vào tháng 3/2019. Từ giờ 00 ngày 04/05/2023 giá xăng dầu giảm 340-1.310 đồng/lít hoặc kg (tùy loại) so với kỳ điều hành ngày 21/4; giá bán lẻ tối đa như sau: Xăng E5RON92: 21.437 đồng/lít; Xăng RON95; 22.320 đồng/lít; Dầu điêzen 0,05S: 18.254 đồng/lít; Dầu hỏa: 18.528 đồng/lít ; Dầu madut 3,5S: .509 đồng/kg.
Quản lý tài chính doanh nghiệp và cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
Bộ Tài chính đang rà soát, tổng kết và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách pháp luật như (i) Xây dựng Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi); (ii) Sửa đổi, bổ sung các quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 91/20/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.
Tính đến ngày 25/4/2023, đã có 26 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Lũy kế 04 tháng đầu năm 2023, các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN thoái vốn tại 05 doanh nghiệp với giá trị là 43,9 tỷ đồng thu về 179,2 tỷ đồng.
Quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính
Tổng khối lượng TPCP phát hành tháng 4/2023 là 34.810 tỷ đồng, tương đương 29% kế hoạch Quý II/2023 (120.000 tỷ đồng); lũy kế từ đầu năm 2023 là 139.683 tỷ đồng, tương đương 35% kế hoạch năm 2023 (400.000 tỷ đồng). Khối lượng thanh toán gốc trái phiếu đến hạn 35.038 tỷ đồng, huy động ròng là 104.645 tỷ đồng.
- Về thị trường chứng khoán: Tính đến ngày 04/05/2023, chỉ số VNIndex đạt 1040,61 điểm, giảm 0,81% so với cuối tháng trước và tăng 3,3% so với cuối năm 2022. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ngày 04/05/2023 ước đạt 5.418 nghìn tỷ đồng, tăng 3,62% so với cuối năm 2022, tương đương 56% GDP ước tính năm 2022.
- Về thị trường bảo hiểm: Tổng tài sản ước đạt 849.411 tỷ đồng (tăng 14,18% so với cùng kỳ năm trước); Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 708.373 tỷ đồng (tăng 14,41% so với cùng kỳ năm trước); Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 552.325 tỷ đồng (tăng 12,71% so với cùng kỳ năm trước); Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 179.421 tỷ đồng (tăng 13,46% so với cùng kỳ năm trước); Tổng doanh thu phí bảo hiểm 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 75.338 tỷ đồng (tăng 1,12% so với cùng kỳ năm trước); Chi trả quyền lợi bảo hiểm 4 tháng đầu năm 2023 ước đạt 23.521 tỷ đồng.
Trong 4 tháng năm 2023, đã thực hiện 18.502 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 223.570 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan; kiến nghị xử lý tài chính 29.282.449 triệu đồng (trong đó: Kiến nghị thu hồi nộp NSNN 7.520.207 triệu đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác 19.901.097 triệu đồng; xử phạt vi phạm hành chính 1.861.144 triệu đồng); số tiền đã thu nộp NSNN 6.1.314 triệu đồng.