Với nguồn vốn lớn và mạng lưới phục vụ sâu rộng, nên sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã giúp hàng chục ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ dân đã vượt khó vươn lên, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình.
Đơn cử như gia đình chị Nguyễn Thị Thúy Vân ở giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa. Năm 2020, nhờ được vay vốn hộ nghèo từ NHCSXH huyện 50 triệu đồng, chị đã đầu tư xây bể và mua thêm thùng, nguyên liệu để tăng quy mô nghề chế biến nước mắm.
Với việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ, đến nay chị đã phát triển lên 60 thùng. Mỗi thùng muối được 2,5 tạ cá trỏng, cá đốm. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quy trình sản xuất nên sản phẩm của gia đình chị đảm bảo chất lượng, được nhiều người trong và ngoài huyện tin dùng. Hàng năm, chị bán ra thị trường hơn 1.000 lít nước mắm các loại, với giá bình quân từ 50 – 60 nghìn đồng/ lít.
Chị Vân chỉ là một trong số hàng chục ngàn lượt người được vay vốn phát triển sản xuất. Bởi sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã có hơn 60 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách.
Đồng thời, giúp gần .800 lượt hộ nghèo, cận nghèo và mới thoát nghèo được vay vốn phát triển kinh tế. Nhờ đó, có 16.343 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; gần 2.200 hộ gia đình kinh doanh tại vùng khó khăn có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Với những kết quả nổi bật, cho thấy Chỉ thị 40 đi vào cuộc sống như một làn gió mới, tạo bước đột phá làm chuyển biến tích cực tín dụng chính sách xã hội của huyện.
Ở mỗi địa phương đã thực hiện đa dạng các giải pháp để quản lý tốt nguồn vốn vay, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn thuận lợi để đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo.
Ông Hồ Anh Dũng – Chủ tịch UBND xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, cho biết: Hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm theo lịch trình công tác, NHCSXH huyện và Ban giảm nghèo xã An Hòa tổ chức giao ban đánh giá cụ thể về chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn của các hộ gia đình; trao đổi những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ, nhằm kịp thời để các hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hiện tại, tổng dư nợ tín dụng chính sách do xã An Hòa quản lý hơn 30 tỷ đồng; các hộ sử dụng nguồn vốn sản xuất, kinh doanh đều phát huy hiệu quả cao.
Với phương thức “giao dịch tại nhà – giải ngân, thu nợ tại xã”, NHCSXH huyện Quỳnh Lưu đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác quản lý 476 tổ tiết kiệm và vay vốn, tại 33 điểm giao dịch xã, thị trấn. Thông qua phương thức ủy thác, các đoàn thể cùng với trưởng thôn trực tiếp tham gia vào việc bình xét cho vay, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ, việc sử dụng vốn của hộ vay; chủ động theo dõi, nắm bắt và xử lý kịp thời các khoản nợ bị rủi ro theo quy định.
Các tổ chức đoàn thể còn phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tập huấn chuyển giao KHKT, áp dụng các chương trình khuyến nông, khuyến ngư vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng vốn vay.
Từ những chủ trương và chính sách đúng đắn của Đảng, công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu trong những năm qua đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện giảm xuống còn 2,12 %. Cũng từ nguồn vốn tín dụng chính sách, trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, Ngân hàng CSXH huyện đã giải ngân cho hơn 27.400 hộ gia đình tại vùng nông thôn vay vốn xây dựng trên 54.850 công trình nước sạch và vệ sinh đạt tiêu chuẩn; 225 hộ nghèo có nguồn vốn xây dựng mới hoặc sữa chữa lại nhà ở; gần 3.730 em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không còn tình trạng sinh viên nghèo phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí…
Vì vậy, tín dụng chính sách xã hội chính là một điểm tựa vững chắc, trao sinh kế bền vững hỗ trợ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách thoát khỏi nghèo đói và từng bước vươn lên làm giàu.
“Nguồn vốn tín dụng chính sách dư nợ tăng trưởng hàng năm của huyện Quỳnh Lưu đạt 8,6%, từ 455 tỷ đồng cuối năm 2014 đến 30/4/20 đã tăng lên 847 tỷ đồng. Nguồn vốn đã đến đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy được hiệu quả, chất lượng tín dụng được cải thiện và nâng cao.
Để đạt được kết quả đó, huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 40, nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.
Rà soát, xác định, bổ sung kịp thời đối tượng vay vốn theo quy định đảm bảo quyền lợi vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, để triển khai tốt chương trình tín dụng chính sách ở địa phương. Huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng hiệu quả phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội…”, ông Nguyễn Quý Thái - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quỳnh Lưu cho biết thêm.
Có thể khẳng định, trong giai đoạn 2014 – 20, dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp và triển khai thực hiện nhiều giải pháp mang tính đột của Ngân hàng CSXH, chính quyền và các đoàn thể địa phương, vốn tín dụng chính sách đã phát huy vai trò, hiệu quả, trở thành một trong những chính sách quan trọng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Quỳnh Lưu.
Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng các cấp, đảm bảo an sinh xã hội đúng với chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau”.