Tin vắn thế giới ngy 12/10: Chuyên gia nhận định về ln sng dịch COVID-19 thứ tư tại Nga

Bạch Dương| 12/10/2021 07:33
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chuyên gia nhận định về ln sng dịch COVID-19 thứ tư tại LB Nga; Châu Âu xem xét cấp phép lưu hnh thuốc kháng thể Ronapreve; Indonesia thử nghiệm vaccine Zifivax của Trung Quốc… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Chuyên gia nhận định về làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại LB Nga

Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Moskva mang tên Gnaihevsky trực thuộc Cục bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người - Rospotrebnadzor, bà Tatyana Ruzhentsova ngày 11/10 nhận định số ca mắc mới ở mức cao cho thấy tại LB Nga đang diễn ra làn sóng dịch COVID-19 thứ tư.

Phát biểu với báo chí, chuyên gia Nga nhận định: “Nếu chúng ta nhìn vào đồ thị các ca nhiễm mới, chúng ta sẽ thấy con số này ở mức cao và thực sự là chúng ta đã có thể nói về làn sóng thứ tư”. Theo bà Ruzhentsova, chỉ có tiêm chủng mới có thể bảo vệ trước sự lây lan của virus.

nga-covid.jpg
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moscow, Nga

WHO khuyến nghị về mũi vaccine tăng cường

Theo AFP, trong thông báo mới nhất này, các chuyên gia WHO nêu rõ những người bị suy giảm miễn dịch ở thể trung bình và nghiêm trọng nên được tiêm liều vaccine tăng cường vì cơ thể những người này ít có khả năng sinh kháng thể đầy đủ nếu họ chỉ được tiêm chủng vaccine theo tiêu chuẩn cơ bản (2 mũi) và họ có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 thể nặng. Đây là khuyến cáo mới nhất của các thành viên Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO.

Indonesia, Serbia công nhận chứng chỉ vaccine COVID-19 của nhau

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao Indonesia thông báo nước này và Serbia đã đạt được thỏa thuận công nhận chứng chỉ vaccine ngừa COVID-19 do hai quốc gia cấp trong nỗ lực nhằm chấm dứt phân biệt đối xử về vaccine.

Theo thông cáo báo chí ngày 11/10 của Bộ Ngoại giao Indonesia, thỏa thuận đạt được tại cuộc gặp song phương giữa Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và người đồng cấp Serbia Nikola Selakovi.

Merck xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc uống điều trị COVID-19 tại Mỹ

Ngày 11/10, hãng dược phẩm Merck & Co Inc của Mỹ thông báo đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 thể vừa và nhẹ do công ty phát triển tại nước này.

Thuốc molnupiravir điều trị COVID-19 được Merck và Ridgeback Biotherapeutics phối hợp phát triển. Nếu được giới chức Mỹ cấp phép thì đây sẽ là loại thuốc uống chữa COVID-19 đầu tiên được cấp phép.

Châu Âu xem xét cấp phép lưu hành thuốc kháng thể Ronapreve

Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đang xem xét cấp phép lưu hành thuốc kháng thể đơn dòng Ronapreve để điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc COVID-19 ở người trên 12 tuổi.

Trong thông báo ngày 11/10, EMA nêu rõ quy trình đánh giá sẽ tập trung phân tích những rủi ro và lợi ích của thuốc Ronapreve. Theo đó, EMA sẽ đánh giá dữ liệu lâm sàng về hiệu quả của liệu pháp này trong ngăn ngừa nguy cơ nhập viện ở các bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị ngoại trú cũng như kết quả một nghiên cứu khác về hiệu quả phòng ngừa đối với người lớn và trẻ em trong các gia đình có người mắc bệnh. Sau khi xem xét, cơ quan này sẽ đưa ra kết luận trong vòng hai tháng tới.

roche-200721.jpg
Thuốc Ronapreve do công ty công nghệ sinh học Regeneron và tập đoàn dược phẩm Thụy Sĩ Roche hợp tác phát triển. Ảnh: AFP

Indonesia thử nghiệm vaccine Zifivax của Trung Quốc

Indonesia đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine Zifivax ngừa COVID-19 do công ty Dược phẩm sinh học Anui Zhifei Longcom của Trung Quốc sản xuất.

Tổng số tình nguyện viên ở Bandung và Jakarta lên đến 2.000 người ở độ tuổi 18-60 tuổi. Nhà nghiên cứu vaccine Rodman Tarian thuộc Đại học Padjaiaran cho biết hiệu quả của vaccine Zifivax đối với những người từ 18-59 tuổi là 81,51%, trong khi đó đối với những người trên 60 tuổi, tỷ lệ này đạt 87,58%. Hiệu quả của vaccine này đối với biến thể Delta là 77,47%. Tuy nhiên, cũng theo nhà nghiên cứu này, đến nay chưa có thông tin nào liên quan đến việc sử dụng vaccine này tại Indonesia.

New Zealand công bố các đối tượng bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 11/10 cho biết nước này sẽ yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên, nhân viên y tế và chăm sóc người khuyết tật phải tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Bộ trưởng Ứng phó với COVID-19 Chris Hipkins cho biết theo quy định mới, các nhân viên trong lĩnh vực y tế và chăm sóc người tàn tật sẽ bắt buộc tiêm đủ vaccine trước ngày 1/12 tới, trong khi nhân viên và giáo viên tại các cơ sở giáo dục phải tiêm đủ vaccine trước ngày 1/1/2022.

Bangkok (Thái Lan) đặt mục tiêu 70% dân số tiêm chủng kịp thời điểm mở cửa

Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang ngày 11/10 cam kết ít nhất 70% dân số thủ đô sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ 2 mũi trong tháng 10 để thành phố này có thể mở cửa trở lại vào tháng 11 tới.

Những khu vực sẽ được mở cửa từ đầu tháng tới bao gồm Bangkok, Chiang Mai (các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taeng và Doi Tao), Prachuap Khiri Khan (huyện Hua Hin), Phetchaburi (huyện Cha-am) và Chon Buri (các huyện Pattaya, Bang Lamung và Sattahip).

Latvia công bố tình trạng khẩn cấp do số ca mắc mới COVID-19 tăng kỷ lục

Latvia đã công bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng bắt đầu từ ngày 11/10 do số ca mắc COVID-19 tăng lên mức kỷ lục trong khi tỷ lệ tiêm vaccine tại nước này vẫn thuộc nhóm thấp nhất Liên minh châu Âu (EU).

Theo các quy định mới, người dân Latvia bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ở trong những tòa nhà công cộng và các công chức chính phủ phải tiêm vaccine ngừa COVID-19 chậm nhất là vào ngày /11. Những người không tiêm vaccine sẽ không được phép vào các siêu thị, trong khi chỉ những cửa hàng được coi là thiết yếu mới được phép mở bán vào cuối tuần. Tất cả người dân Latvia được khuyến khích làm việc tại nhà nếu có thể.

Indonesia cho phép du khách 18 nước nhập cảnh từ ngày 14/10

Ngày 11/10, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan cho biết các cửa khẩu hàng không quốc tế của nước này sẽ được mở lại cho du khách từ 18 quốc gia vào ngày 14/10.

Phát biểu họp báo hàng tuần về lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 1-4, Bộ trưởng Luhut cho hay danh sách 18 nước nói trên sẽ được công bố thích hợp trong thông tư của Bộ trưởng Nội vụ.

Thái Lan chào đón du khách nước ngoài từ 10 quốc gia nguy cơ thấp

Từ ngày 1/11 tới, Thái Lan sẽ mở cửa hoàn toàn trở lại cho du khách đã tiêm đầy đủ vaccine phòng COVID-19 đến nước này bằng đường hàng không từ các quốc gia được coi là có nguy cơ thấp, trong đó có Anh, Mỹ, Trung Quốc, Đức và Singapore.

Du khách từ các nước nói trên sẽ phải xuất trình chứng nhận xét nghiệm âm tính với COVID-19 và tiến hành xét nghiệm tại điểm đến thêm một lần nữa. Sau đó, du khách nước ngoài đó có thể tự do đi lại như người dân trong nước.

Malaysia mở cửa cho hoạt động đi lại giữa các địa phương

Đúng theo kế hoạch, các địa phương của Malaysia đã mở cửa trở lại từ ngày 11/10 trong bối cảnh chính phủ nỗ lực khôi phục trạng thái bình thường mới trong nước.

Theo thông báo ngày 10/10 của Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob, những người đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 sẽ được đi lại tự do trên khắp đất nước tùy theo nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, ông vẫn kêu gọi người dân duy trì cảnh giác, tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn về y tế và đảm bảo an toàn sức khỏe vì bản thân và cộng đồng.

Thành phố Sydney mở cửa trở lại sau gần 4 tháng phong tỏa

Ngày 11/10, thành phố Sydney, thuộc bang New South Wales (NSW) của Australia và là thành phố đông dân nhất nước này, đã dỡ bỏ phong tỏa hoàn toàn, trong bối cảnh Australia hướng đến “sống chung với COVID-19” và từng bước mở cửa trở lại đất nước.

Theo quy định mới, các nhà hàng, quán cà phê, cơ sở tập gym… được mở cửa trở lại cho những người đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. Từ nửa đêm, người dân tập trung đông trước các quán bia, cửa hàng giảm giá, tiệm làm tóc để được hưởng các dịch vụ sau gần 4 tháng thực thi các quy định hạn chế.

Campuchia tiếp tục hủy Lễ hội Nước truyền thống

Ngày 11/10, báo Khmer Times đưa tin Chính phủ Campuchia sẽ hủy Lễ hội Nước truyền thống hằng năm, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới để ngăn chặn nguy cơ dịch COVID-19 lây lan.

Thủ tướng mới của Áo tuyên thệ nhậm chức

Ngày 11/10, ông Alexander Schallenberg đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Áo, thay thế ông Sebastian Kurz - người đã từ chức liên quan tới các cáo buộc về tham nhũng.

Lễ nhậm chức diễn ra tại Văn phòng Tổng thống Alexander Van der Bellen. Tham dự sự kiện này còn có ông Michael Linhart, người vừa được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Áo thay thế ông Schallenberg. Cũng giống người tiền nhiệm, ông Linhart là một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng làm Đại sứ Áo tại Pháp.

Những chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh G20 về Afghanistan

Ngày 12/10, Italy sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) để thảo luận về tình hình Afghanistan. Ngoài đại diện các nước G20, hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến này sẽ mở rộng thành phần tham dự gồm các đại diện của Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng một số quốc gia ngoài G20 như Tây Ban Nha, Hà Lan và Qatar.

Những chủ đề chính dự kiến được tập trung thảo luận tại hội nghị là việc đảm bảo quyền con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, chống nạn đói trong bối cảnh vai trò cầm quyền của lực lượng Taliban tại Afghanistan chưa được quốc tế công nhận.  

Taliban mong muốn thiết lập quan hệ với tất cả các nước

Ngày 11/10, đại diện lực lượng Taliban ở Afghanistan, Zabihullahd Mujahid, cho biết lực lượng này đang nỗ lực thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, trong đó có Nga.

Trả lời phỏng vấn TASS, đại diện Taliban cho hay lực lượng này đang tiến hành đàm phán với Nga về việc công nhận Chính phủ Afghanistan do Taliban lãnh đạo và mở đại sứ quán của Moscow tại quốc gia này.

Mozambique: Tiêu diệt thủ lĩnh Hội đồng quân sự Renamo tự xưng

Thông báo của Tư lệnh Cảnh sát Mozambique (PRM) Bernardino Rafael cho biết lực lượng Quốc phòng và An ninh (FDS) nước này đã tiêu diệt thủ lĩnh Mariano Nhongo của Hội đồng quân sự Renamo (tự xưng) vào sáng 11/10.

Thủ lĩnh Mariano Nhongo bị FDS tiêu diệt tại một khu rừng ở huyện Cheringoma, tỉnh Sofala, miền Trung Mozambique. Ngoài ra, FDS cũng tiêu diệt một trong những trợ thủ thân cận nhất của Mariano Nhongo, thu giữ 6 vũ khí, một khẩu súng lục, 95 viên đạn và một khẩu AK47.

mariano-nhongo-121021.jpeg
Mariano Nhongo, thủ lĩnh của Hội đồng quân sự Renamo (tự xưng). Ảnh: DW

Mỹ, EU tạo xung lực cho COP26

Hơn 20 nước đã tham gia sáng kiến Cam kết cắt giảm methane toàn cầu được Mỹ và EU khởi xướng nhằm tạo xung lực cho Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) dự kiến diễn ra tại Anh vào tháng 11 tới. Mục tiêu là tới năm 2030 sẽ giảm được 30% lượng khí thải methane so với mức của năm 2020.

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao Mỹ và giới chức EU xác nhận đến nay, đã có nước ký tham gia sáng kiến này, trong đó có Canada, Nhật Bản, Philippines, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, CH Trung Phi, Costa Rica, CHDC Congo... Tháng trước, 9 đối tác ban đầu, trong đó có Anh, Indonesia và Mexico, đã ký cam kết này.

Indonesia sẽ ngừng bán xe máy và xe ô tô thông thường từ năm 2050

Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia (ESDM) vừa cho biết quốc gia này sẽ ngừng bán ô tô thông thường vào năm 2050 theo lộ trình hướng tới mục tiêu không phát thải khí carbon ròng (NZE) vào năm 2060.

ESDM khẳng định việc chuyển đổi các phương tiện giao thông vận tải sang sử dụng điện là một trong 5 nguyên tắc chính để đạt được mục tiêu không phát thải khí carbon. Những nguyên tắc còn lại bao gồm sử dụng năng lượng mới và tái tạo; giảm năng lượng hóa thạch; tăng cường sử dụng điện trong công nghiệp và hộ gia đình; thu và lưu trữ carbon (CCS).

Động đất rung chuyển thành phố Bitung của Indonesia

Tối 11/10 (giờ Việt Nam), một trận động đất có độ lớn 5,8 đã làm rung chuyển thành phố Bitung thuộc tỉnh Bắc Sulawesi, phía Đông Indonesia.

Theo Cơ quan Địa lý và khí tượng học Indonesia, tâm chấn của trận động đất có độ sâu 10 km và nằm ở ngoài khơi bờ biển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn thế giới ngy 12/10: Chuyên gia nhận định về ln sng dịch COVID-19 thứ tư tại Nga