EU kêu gọi các quốc gia phối hợp trong sử dụng chứng chỉ xanh kỹ thuật số; Hơn 100.000 giấy thng hnh y tế giả đang lưu hnh tại Pháp; Hng loạt siêu thị châu Âu tẩy chay thịt b Brazil… l tin tức thế giới đáng chú ý.
EU kêu gọi các quốc gia phối hợp trong sử dụng chứng chỉ xanh kỹ thuật số
Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ở Brussels ngày 16/12, các nhà lãnh đạo châu Âu nhấn mạnh sự cấp bách của việc tăng tốc tiêm chủng cũng như liều tăng cường trước nguy cơ lây lan của biến thể Omicron.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), Omicron có thể trở nên phổ biến ở châu Âu vào giữa tháng Một. Hiện nay, khoảng 67% dân số châu Âu được tiêm chủng đầy đủ, nhưng tỷ lệ này là dưới 50% ở ba quốc gia (Bulgaria, Romania, Slovakia) và Croatia chỉ ở mức trên (50,4%).
Nhật Bản phê duyệt tiêm mũi tăng cường vaccine của Moderna
Ngày 16/12, Nhật Bản đã chính thức phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna (Mỹ) làm mũi tăng cường.
Như vậy, vaccine của Moderna sẽ là vaccine tiếp theo, sau vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, được sử dụng làm mũi tiêm tăng cường cho người dân Nhật Bản từ 18 tuổi trở lên.
Ủy ban ngân sách Quốc hội Đức chấp thuận chi 2,2 tỷ euro mua vaccine bổ sung
Ngày /12, Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Đức đã “bật đèn xanh” cho đề xuất của Bộ Y tế và Bộ Tài chính chi thêm 2,2 tỷ euro (2,48 tỷ USD) từ ngân sách để mua 92 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 phục vụ chương trình tiêm phòng trong những tháng tới.
Đức đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng tăng cường để ngăn chặn biến thể Omicron
Trong nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng tăng cường để chống lại làn sóng đại dịch thứ tư, Đức đang tăng cường kho dự trữ vaccine phòng COVID-19.
Công ty dược phẩm Moderna của Mỹ sẽ chuyển giao 10 triệu liều vaccine cho Đức trong tháng 12. Ngoài ra, nhà sản xuất này đã cam kết sẽ cung cấp thêm 25 triệu liều vaccine cho Đức trong quý đầu tiên của năm 2022, theo thông báo của Ủy ban châu Âu (EC).
Australia hoàn trả Anh hàng triệu liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech
Trong những ngày tới, Australia sẽ hoàn trả Anh 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech, hoàn tất thỏa thuận trao đổi vacine đã ký kết giữa hai nước.
Chính trị gia Nga 75 tuổi tuyên bố vẫn khoẻ mạnh sau khi tiêm 7 mũi vaccine COVID-19
Vladimir Zhirinovsky, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do ở Nga, tuyên bố rằng ông đã tiêm 7 mũi vaccine COVID-19 và tự nhận mình là minh chứng cho thấy vaccine an toàn.
Theo đài RT (Nga), chính trị gia nổi tiếng với quan điểm dân túy và phong cách chính trị quyết liệt ở Nga đã đăng thông tin này trên kênh Telegram cá nhân vào hôm /12.
Hơn 100.000 giấy thông hành y tế giả đang lưu hành tại Pháp
Ngày 16/12, Bộ Nội vụ Pháp cho biết khoảng 110.000 giấy thông hành y tế giả đang được lưu hành tại nước này trong bối cảnh cảnh sát Pháp tiến hành hàng trăm cuộc điều tra nhằm vào người sản xuất và người sử dụng giấy thông hành giả này.
Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin cho biết khoảng 100 đối tượng đã bị bắt sau khi 400 cuộc điều tra được thực hiện kể từ khi giấy thông hành y tế trở thành một phần bắt buộc phải có trong đời sống của người dân. Những đối tượng này có thể bị kết án 5 năm tù giam.
EMA bổ sung hai loại thuốc mới điều trị COVID-19 tại EU
Hai loại thuốc mới được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) khuyến nghị sử dụng cho bệnh nhân mắc COVID-19 là Kineret của hãng dược phẩm Thụy Điển Orphan Biovitrum (Sobi) và Xevudy (Sotrovimab) của hai hãng GlaxoSmithKline (Anh) và Vir Biotechnology (Mỹ).
Đan Mạch khuyến nghị sử dụng thuốc Molnupiravir cho bệnh nhân nguy cơ cao
Ngày 16/12, Đan Mạch đã trở thành quốc gia đầu tiên trong EU khuyến nghị sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Mỹ Merck’s để điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 có nguy cơ cao.
Thuốc Molnupiravir, được tiếp thị dưới tên gọi Lagevrio, đã được EMA hồi giữa tháng 11 cho phép sử dụng khẩn cấp.
Chuyên gia Ấn Độ: Không nên vội vàng kết luận biến thể Omicron chỉ gây bệnh nhẹ
Đến cuối tháng 12 năm nay mới có thể có được những kết luận chính xác về biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Tiến sĩ Anurag Agrawal - Giám đốc Viện Gene và Sinh học tích hợp Ấn Độ (IGIB) đã đưa ra đánh giá trên, đồng thời bác bỏ những kết luận cho rằng biến thể Omicron chỉ gây biến chứng nhẹ.
Các triệu chứng COVID-19 kéo dài ít cải thiện sau 1 năm
Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Anh (NIHS), hầu hết bệnh nhân bình phục sau thời gian phải nhập viện điều trị vì COVID-19 đều có các triệu chứng COVID kéo dài (Long COVID) và tình trạng này được cải thiện rất ít trong vòng 1 năm sau khi ra viện.
Kết quả cũng cho thấy số người có các triệu chứng nặng nhất của COVID kéo dài nhiều hơn số người có các triệu chứng nhẹ. Phụ nữ, người mắc bệnh béo phì và người cần trợ thở trong thời gian nhập viện có ít khả năng phục hồi sức khỏe như trước khi mắc COVID-19.
Bệnh tiểu đường - 'tác dụng phụ' của COVID-19 tại Mexico
Liên đoàn Đái tháo đường nước này mới đây cảnh báo về tác động của đại dịch COVID-19 đối với số ca mắc bệnh tiểu đường tại quốc gia này.
Chủ tịch Liên đoàn, ông Josafat Camacho, nhấn mạnh các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa COVID-19 lây lan đã làm giảm 30% hoạt động thể chất ở trẻ em, dẫn đến tỉ lệ béo phì gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, tình trạng rối loạn như trầm cảm, lo âu trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch khiến trẻ em và giới trẻ ăn nhiều hơn và ít lành mạnh hơn, kéo theo đó là sự gia tăng các trường hợp đái tháo đường týp 2 liên quan đến béo phì ở người trẻ.
Chuyên gia kêu gọi áp dụng ngay biện pháp 'ngắt mạch' tại Ontario, Canada
Adalsteinn Brown, đồng Chủ tịch của Ban cố vấn khoa học của tỉnh Ontario về COVID-19, nhấn mạnh các biện pháp "ngắt mạch"không phải là một lệnh phong tỏa, cũng không phải là lệnh yêu cầu người dân ở tại nhà, mà liên quan đến việc giảm các mối liên hệ, chẳng hạn như hạn chế công suất hơn nữa đối với các cơ sở kinh doanh ở không gian trong nhà và thực thi tốt hơn các quy tắc về khẩu trang.
Indonesia kêu gọi người dân không ra nước ngoài do lo ngại biến thể Omicron
Ngày 16/12, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi người dân kiềm chế đi du lịch nước ngoài sau khi ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên được phát hiện ở quốc gia Đông Nam Á này. Ông cũng yêu cầu các quan chức nhà nước không đi du lịch các nước khác, ít nhất là cho đến khi tình hình lắng xuống.
Biến thể Omicron tiếp tục lây lan, Malaysia cấm đón năm mới quy mô lớn
Ngày 16/12, Bộ Y tế Malaysia cho biết các buổi lễ đón Năm Mới quy mô lớn tại nước này bị cấm. Theo đó, những buổi lễ đón Năm Mới hay Giáng Sinh quy mô nhỏ được phép tổ chức, trong đó người tham dự được yêu cầu tự xét nghiệm COVID-19 trước.
Malaysia thắt chặt biện pháp kiểm soát y tế nhằm hạn chế lây lan biến thể Omicron
Bắt đầu từ ngày 17/12, người đến từ Anh sẽ phải tự xét nghiệm hàng ngày trong thời gian cách ly và tất cả kết quả sẽ phải thông báo trên ứng dụng quản lý COVID-19 của chính phủ.
Ngoài ra, người đến từ Anh, Mỹ, Australia, Pháp, Nauy, Đan Mạch, Canada, Nigeria và Ấn Độ, nơi biến thể Omicron lây lan trong cộng đồng được yêu cầu đeo thiết bị theo dõi điện tử ở cổ tay khi đến và trong thời gian cách ly. Người đến từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe và Malawi vẫn không được phép nhập cảnh Malaysia vào thời điểm hiện tại.
Thụy Điển siết chặt các biện pháp phòng dịch
Thụy Điển sẽ yêu cầu du khách từ các quốc gia Bắc Âu láng giềng xuất trình giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 khi nhập cảnh nước này, nhằm kiểm soát hiệu quả hơn tình hình dịch bệnh trong nước.
Hàn Quốc tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt
Các quan chức sở tại cho biết các quy định siết chặt sẽ được nối lại kể từ ngày 18/12. Các buổi gặp gỡ riêng tư được giới hạn không quá 4 người (tất cả đều đã được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19). Các hàng ăn, quán cà phê, quán bar buộc phải đóng cửa vào 21h. Trong khi các rạp chiếu phim và quán cà phê Internet ngừng hoạt động vào 22h. Theo quy định mới, những người chưa tiêm phòng chỉ có thể ăn tối một mình hoặc mua đồ ăn mang đi hoặc đặt dịch vụ giao hàng.
Pháp siết chặt các biện pháp phòng dịch
Kể từ đêm 18/12, Pháp sẽ yêu cầu du khách “thông báo lý do cấp thiết khi di chuyển từ Pháp tới Anh (hoặc ngược lại)”, kể cả đối với những trường hợp đã được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19.
Quy định mới vẫn cho phép các công dân Pháp hoặc thuộc EU từ Vương quốc Anh trở về Pháp, song phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 được thực hiện trước thời điểm nhập cảnh không quá giờ. Những trường hợp nhập cảnh này cũng sẽ phải trải qua quá trình cách ly y tế 7 ngày khi tới Pháp.
Thụy Sĩ sẵn sàng đăng cai đàm phán vấn đề an ninh Nga - Mỹ - châu Âu
Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán về các vấn đề an ninh giữa Nga, Mỹ và các nước châu Âu nếu cần thiết.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov thông báo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov sẵn sàng bay tới bất kỳ quốc gia trung lập nào để đàm phán.
Anh và Australia hoàn tất thỏa thuận thương mại song phương
Ngày 16/12, Anh và Australia đã đánh dấu hoàn tất Thỏa thuận thương mại song phương (FTA) bằng một buổi lễ trực tuyến, mở ra cánh cửa giúp trao đổi hàng hóa giữa hai nước có thể tăng thêm 10 tỉ bảng Anh (13,8 tỉ USD).
Theo Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Anne-Marie Trevelyan, thỏa thuận này sẽ loại bỏ thuế đối với tất cả hàng hóa xuất khẩu giữa hai nước, tạo ta những môi trường kinh doanh mới ở cả hai quốc gia.
Mỹ chuyển ưu tiên từ hỗ trợ phục hồi kinh tế sang kiểm soát lạm phát
Giới chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) quyết định đẩy nhanh tiến độ giảm mua trái phiếu, sẵn sàng cho bước tăng lãi suất với dự kiến ba đợt trong năm 2022.
Giới hoạch định chính sách của FED ngày /12 đã chuyển sang mô hình ưu tiên kiềm chế lạm phát, với quyết định đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua trái phiếu ở thời điểm kinh tế Mỹ phục hồi tăng trưởng tốt, nhưng kèm theo đó là xu hướng lạm phát tăng vọt.
Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất lần đầu tiên từ đầu đại dịch COVID-19
Động thái trên diễn ra bất chấp mối đe dọa với nền kinh tế Anh khi số ca mắc COVID-19 tăng kỷ lục.
Các quan chức do Thống đốc Andrew Bailey dẫn đầu đã bỏ phiếu với kết quả 8 phiếu ủng hộ, 1 phiếu phản đối nâng lãi suất. Theo đó, chi phí vay tăng điểm cơ bản, từ 0,1% lên 0,25%.
Hàng loạt siêu thị châu Âu tẩy chay thịt bò Brazil
Động thái tẩy chay thịt bò từ Brazil diễn ra sau khi cuộc điều tra do tổ chức Mighty Earth phối hợp với tổ chức phi lợi nhuận Reporter Brazil thực hiện đã chỉ ra mối liên hệ giữa các nhà máy chế biến thịt ở Sao Paulo thuộc các hãng như JBS, Marfrig và Minerva với vấn nạn phá rừng. Đặc biệt, JBS bị cáo buộc gián tiếp lấy nguồn thịt bò từ các khu vực bị chặt phá rừng trái phép như một phần của hoạt động "tẩy rửa nguồn gốc gia súc" (cattle laundering).
Ấn Độ tăng độ tuổi kết hôn tối thiểu đối với nữ giới lên 21 tuổi
Truyền thông Ấn Độ ngày 16/12 đưa tin chính phủ liên bang nước này đã nhất trí về dự luật tăng độ tuổi tối thiểu được phép kết hôn đối với nữ giới từ 18 lên 21 tuổi. Đây là quyết định được thống nhất trong cuộc nhóm họp Nội các diễn ra vào tối /12.
Lật thuyền ngoài khơi Malaysia khiến hàng chục người thiệt mạng và mất tích
Giới chức hàng hải Malaysia chiều 16/12 thông báo lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 18 thi thể sau khi một thuyền được cho là chở người di cư trái phép bị lật ngoài khơi bang Johor, miền Nam nước này trước đó một ngày.
Ít nhất 25 người tử vong vì uống rượu lậu tại Thổ Nhĩ Kỳ
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/12 đưa tin, ít nhất 25 người ở nước này đã tử vong trong tuần này do uống rượu lậu.
Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong đợt truy quét tại 342 địa điểm trên cả nước, cảnh sát đã bắt giữ 6 đối tượng sản xuất rượu lậu, tịch thu hơn 30.000 lít rượu giả và rượu lậu.
Hai học sinh tử vong và nhiều em bị thương trong tai nạn lâu đài hơi ở Australia
Đã có ít nhất 2 học sinh tử vong và nhiều em bị thương trong vụ tai nạn khi chơi với lâu đài hơi tại bữa tiệc kết thúc học kỳ của một trường tiểu học ở thành phố Devonport trên đảo Tasmania, phía Bắc Australia.
Cảnh sát thành phố cho biết sự việc xảy ra tại trường tiểu học Hillcrest khi toàn trường tổ chức tiệc kết thúc học kỳ trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và đón Năm mới.
Bão nhiệt đới Rai bắt đầu đổ bộ vào Philippines
Sáng 16/12, cơn bão nhiệt đới có tên quốc tế Rai đã đổ bộ vào Philippines. Trước đó, hàng chục nghìn người dân và du khách tại các khu vực ven biển đã được yêu cầu sơ tán khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng.
Miền Tây nước Mỹ tiếp tục hứng chịu các điều kiện thời tiết cực đoan
Gần một tuần sau hai trận lốc xoáy kinh hoàng tàn phá bang Kentucky và 4 bang khác của Mỹ, ngày /12 (giờ địa phương), một trận bão lốc mạnh cuốn bụi đất và gió giật hơn 161 km/h tại các khu vực Đại Bình Nguyên và Trung Tây Thượng ở nước này.
Cơ quan Khí hậu quốc gia Mỹ (NWS) cảnh báo trận bão lốc “cực mạnh và có thể phá vỡ mọi kỷ lục”. NWS khuyến cáo người dân tìm nơi trú ẩn an toàn vì khả năng sẽ có sấm chớp, tuyết, lốc xoáy và nguy cơ hỏa hoạn.