Tin vắn thế giới ngy 17/6: Gần 20% bệnh nhân khng triệu chứng mắc "COVID kéo dài"

Bạch Dương| 17/06/2021 07:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Anh cảnh báo thỏa thuận Brexit đe dọa ha bình ở Bắc Ireland; EU lên kế hoạch chuẩn bị cho 'kỷ nguyên đại dịch'; Gần 20% bệnh nhân khng triệu chứng mắc 'COVID kéo dài'… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Anh cảnh báo thỏa thuận Brexit đe dọa hòa bình ở Bắc Ireland

Ngày 16/6, Bộ trưởng Brexit của Anh David Frost cho rằng thỏa thuận hòa bình do Mỹ làm trung gian tại Bắc Ireland đang bị đe dọa vì cách thức thực thi một phần của thỏa thuận Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) tại vùng lãnh thổ này.

Phát biểu tại một ủy ban Quốc hội, ông Frost nhấn mạnh điều tối quan trọng là phải giữ đúng bản chất của Nghị định thư Bắc Ireland để hỗ trợ và không làm suy yếu thỏa thuận Thứ Sáu Tốt lành ký năm 1998 nhằm chấm dứt ba thập kỷ xung đột sắc tộc tại Bắc Ireland.

brexit.jpg
Ảnh minh họa

Hàn Quốc đề nghị các nước hỗ trợ nỗ lực hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook ngày 16/6 đã thảo luận về tình hình an ninh toàn cầu với những người đồng cấp từ các nước trong khu vực và kêu gọi tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Hàn Quốc nhằm thiết lập một nền hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.

Hai ứng cử viên tổng thống Iran rút lui vào phút chót

Theo truyền thông Iran, nghị sĩ theo đường lối cứng rắn Alireza Zakani, 55 tuổi và cựu Phó Tổng thống Mohsen Mehralizadeh, 66 tuổi, theo đường lối cải cách, đã cùng ra thông báo rút lui trong ngày 16/6.

Như vậy, hiện danh sách tranh cử tổng thống Iran còn 5 người là Bộ trưởng Tư pháp Ebrahim Raisi; Thiếu tướng Mohsen Rezai - nguyên Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC); ông Saeed Jalili, từng là nhà đàm phán hạt nhân của Iran; ông Abdolnasser Hemmati, cựu Thống đốc ngân hàng Trung ương Iran và nghị sĩ theo đường lối cứng rắn ông Amirhossein Ghazizadeh-Hashemi. Trong số này, Bộ trưởng Tư pháp Raisi, 56 tuổi, được đánh giá là ứng cử viên sáng giá nhất.

Pháp hối thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán hạt nhân Iran

Bộ Ngoại giao Pháp ngày 16/6 cho rằng các bên liên quan cần phải hành động nhanh chóng trong tiến trình đàm phán nhằm mục đích đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 20, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).

Theo bộ trên, “những bất đồng lớn vẫn tiếp tục tồn tại” khi các đại diện của Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Iran gặp nhau ở Vienna nhằm tìm kiếm một bước đột phá đối với tình trạng hiện nay.

Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc lên kế hoạch họp về Triều Tiên

Một nguồn tin ngoại giao ngày 16/6 cho biết, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc đang lên kế hoạch tổ chức hội nghị vào cuối tháng này để thảo luận những vấn đề liên quan tới Triều Tiên.

Theo nguồn tin này, dự kiến hội nghị sẽ diễn ra tại Hàn Quốc và có sự tham dự của ông Sung Kim, người mới được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên hồi tháng trước. Nội dung cuộc gặp được cho là sẽ tập trung vào khả năng ông Sung Kim sẽ tiếp xúc với phía Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjeom.

EU lên kế hoạch chuẩn bị cho 'kỷ nguyên đại dịch'

Phát biểu với báo giới ngày /6, Ủy viên y tế EU, bà Stella Kyriakides cho biết giới khoa học cho rằng hiện là kỷ nguyên của đại dịch và một cuộc khủng hoảng y tế khác hoàn toàn có thể xảy đến. Do đó, EU cần đảm bảo sẵn sàng đối phó một cách hiệu quả.

Nhằm chuẩn bị cho "kỷ nguyên đại dịch", EU đã lên kế hoạch tăng cường hệ thống cảnh báo sớm, cùng năng lực sản xuất 300 triệu liều vaccine trong 6 tháng đầu tiên khi xảy ra bất cứ trường hợp khẩn cấp y tế nào.

Bồ Đào Nha bắt đầu cấp chứng chỉ xanh kỹ thuật số

Ngày 16/6, giới chức y tế Bồ Đào Nha bắt đầu cấp chứng chỉ xanh kỹ thuật số về COVID-19 của châu Âu, cho phép người sở hữu được đi lại tự do giữa các nước thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) cũng như các nước Iceland, Liechtenstein, Nauy và Thụy Sĩ.

Theo giới chức Bồ Đào Nha, chứng chỉ này sẽ được cấp cho những người đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, người phục hồi sau khi mắc COVID-19 và người có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2.

Thái Lan đặt mục tiêu đón du khách trở lại trong vòng 120 ngày tới

Thái Lan sẽ mở cửa đón du khách nước ngoài trở lại trong vòng 120 ngày tới sau một năm áp dụng các biện pháp hạn chế du lịch để ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Thông tin trên được Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha công bố ngày 16/6 trong bài phát biểu trên truyền hình.

Johnson & Johnson có thể lỡ thời hạn cung cấp vaccine cho EU

Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết hãng vaccine Johnson & Johnson (J&J) có thể sẽ không cung cấp kịp thời hạn vaccine ngừa COVID-19 cho EU trong quý II này, sau khi hàng triệu liều vaccine này đã bị cấm sử dụng tại châu Âu do lý do an toàn.

Động thái này có thể khiến kế hoạch tiêm chủng của EU tiếp tục chậm trễ dù liên minh này chủ yếu đang sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech để tiêm chủng cho người dân.

Nga: Người dân làm việc trong ngành dịch vụ ở Moscow buộc phải tiêm vaccine

Chính quyền thủ đô Moscow của Nga ngày 16/6 đã yêu cầu người dân làm việc trong ngành dịch vụ của thành phố này phải tiêm vaccine ngừa COVID-19 bắt buộc, trong bối cảnh các ca mắc mới gia tăng "đáng kể".

Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin nêu rõ chính quyền chỉ muốn thực hiện chương trình tiêm chủng trong thời gian ngắn nhất, cũng như ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này cùng cái chết của hàng nghìn người.

Lào cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine cho người muốn xuất cảnh

Bộ Y tế Lào cho biết sẽ cấp chứng nhận tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19 bằng tiếng Anh cho người có ý định xuất cảnh, nhưng khuyến cáo quy định về “hộ chiếu vaccine” ở mỗi quốc gia là không giống nhau.

Giấy chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể được cấp bằng tiếng Anh tại Trung tâm Sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở thủ đô Viêng Chăn với điều kiện cá nhân phải cung cấp giấy tờ tùy thân phù hợp và được Bộ Ngoại giao cho phép xuất cảnh trước đó.

Tỷ lệ tiêm chủng cao, New York (Mỹ) dỡ bỏ tất cả biện pháp hạn chế phòng dịch

Chính quyền bang New York của Mỹ có kế hoạch dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 sau khi ghi nhận 70% dân số trưởng thành ở bang này đã tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng bệnh.

Gần 20% bệnh nhân không triệu chứng mắc 'COVID kéo dài'

Gần 20% số bệnh nhân mắc COVID-19 không có triệu chứng đã phải trải qua những vấn đề về sức khỏe của một loại bệnh mang tên "COVID kéo dài" (Long COVID), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người mắc cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu lớn về "COVID kéo dài" được công bố ngày /6.

long-covid.jpg
Gần 20% bệnh nhân không triệu chứng mắc 'COVID kéo dài'

Giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ lây lan các biến thể mới tại Mỹ

Đánh giá tình hình dịch bệnh tại Mỹ, giới chuyên gia cho rằng việc nới lỏng các biện pháp hạn chế, trong khi tỷ lệ tiêm chủng giảm có thể khiến một số khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng như đe dọa tới những thành quả mà Mỹ đã đạt được. Hiện giới chuyên gia quan ngại biến thể Delta (B.1.617.2) có thể trở thành biến thể chiếm ưu thế tại Mỹ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sau khi ghi nhận lần đầu tiên tại Ấn Độ, biến thể Delta, được cho là khiến dịch bệnh dễ lây lan hơn, cao hơn cả biến thể Alpha (B.1.1.7), hiện đã xuất hiện tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. Không chỉ vậy, biến thể Delta còn có nguy cơ khiến bệnh tình của người mắc dễ trầm trọng hơn, nguy cơ nhập viện cao hơn.

Thái Lan cảnh báo sự lây lan dịch bệnh trong các nhà máy

Người phát ngôn Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) Apisamai Srirangson ngày 16/6 đã thừa nhận rằng sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này "dường như là vô tận", đặc biệt lo ngại là tình trạng lây truyền trong các nhà máy.

Nhật Bản cho phép tối đa 10.000 khán giả tham gia các sự kiện thể thao

Chính phủ Nhật Bản dự định giới hạn tối đa 10.000 khán giả được phép tới dự khán các trận thi đấu thể thao diễn ra ở những khu vực đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp phòng dịch COVID-19.

Phát biểu ngày 16/6, Bộ trưởng phụ trách ứng phó dịch COVID-19 của Nhật Bản - ông Yasutoshi Nishimura, cho biết quy định mới về giới hạn số lượng khán giả tại các sự kiện quy mô lớn sẽ có hiệu lực trong tháng 7-8. Hiện nay, giới hạn này là tối đa 5.000 người.

Pháp dỡ bỏ lệnh giới nghiêm sớm hơn dự kiến

Pháp sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm được thực hiện nhằm ứng phó với dịch COVID-19 từ ngày 20/6 tới, tức sớm hơn 10 ngày so với kế hoạch ban đầu, trong khi quy định bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà cũng được dỡ bỏ từ ngày 17/6.

Tổng thống Pháp kêu gọi EU thành lập 10 siêu tập đoàn công nghệ

Ngày /6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố kế hoạch đầy tham vọng, theo đó kêu gọi EU thành lập 10 siêu tập đoàn công nghệ với mỗi công ty có giá trị vốn hóa 100 tỷ euro (khoảng 120 tỷ USD) vào năm 2030 nhằm cạnh tranh với các đối thủ Mỹ đang thống trị lĩnh vực này.

Hàng triệu người dân Syria cần được viện trợ nhân đạo

90% trong tổng số 3,4 triệu người dân tại khu vực Tây Bắc Syria sẽ phải đối mặt với các điều kiện sống cực đoan hoặc thảm khốc. Đây là dự báo do Văn phòng Điều phối nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) đưa ra ngày /6.

Trung Quốc mạnh tay hơn chấn chỉnh dạy học thêm

Trung Quốc được cho là sắp sửa công bố một loạt các biện pháp siết chặt hơn đối với ngành dạy thêm tư nhân trị giá 120 tỷ USD của nước này, bao gồm lệnh cấm dạy thêm trong kỳ nghỉ và hạn chế quảng cáo.

Dẫn 4 nguồn tin nắm rõ về việc đưa ra các lệnh cấm mới, hãng tin Reuters cho biết những thay đổi quy định nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho học sinh cũng như thúc đẩy tỷ lệ sinh của quốc gia bằng cách giảm chi phí sinh hoạt của các gia đình. Các biện pháp hạn chế mới sẽ được công bố sớm nhất vào tuần sau và có hiệu lực bắt đầu từ tháng 7.

FED giữ nguyên lãi suất

Ngày 16/6 (rạng sáng 17/6 theo giờ Việt Nam),Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường Mở liên bang, cơ quan hoạch định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở biên độ gần bằng 0 (thấp kỷ lục) hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế. FED nêu rõ sẽ tiến hành 2 lần nâng lãi suất trước cuối năm 2023.

Trung Quốc thừa nhận hỏng thanh nhiên liệu tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn

Chính phủ Trung Quốc ngày 16/6 thừa nhận có 5 thanh nhiên liệu tại một lò phản ứng ở nhà máy năng lượng hạt nhân Đài Sơn bị hỏng tuy nhiên không xảy ra rò rỉ phóng xạ.

Theo đó, nồng độ phóng xạ cao đã được ghi nhận bên trong lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn ở tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, phía Trung Quốc khẳng định nhà máy vẫn hoạt động bình thường và nồng độ phóng xạ được kiểm soát.

Châu Âu chuẩn bị phóng vệ tinh gỗ

Cơ quan Vũ trụ châu Âu đang hỗ trợ thực hiện phóng vệ tinh 1 kg làm từ gỗ ván ép để thử nghiệm khả năng tồn tại của vật liệu này trong môi trường khắc nghiệt trên không gian.

Tờ Daily Mail (Anh) ngày /6 đưa tin vệ tinh này có tên WISA Woodsat do công ty Arctic Astronautics thiết kế và dự kiến được đưa lên không trung từ cuối năm 2021.

Cảnh báo sóng thần sau trận động đất làm rung chuyển Maluku, Indonesia

Ngày 16/6, Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) đã đưa ra cảnh báo về khả năng xảy ra các dư chấn và sóng thần sau khi trận động đất có độ lớn 6,1 đã làm rung chuyển tỉnh Maluku ở miền Đông Indonesia.

Thông qua tin nhắn, BMKG kêu gọi người dân tránh xa bãi biển và di chuyển lên chỗ đất liền cao hơn. Theo BMKG, sóng thần có thể xảy ra do lở đất dưới đáy biển. BMKG cho biết khu vực cần đặc biệt để phòng sóng thần là Đảo Seram.

Đức thu giữ 173.000 viên thuốc lắc và lượng hạt giống cần sa kỷ lục

Hải quan Đức vừa thu giữ một lượng lớn ma tuý tổng hợp cũng như hạt giống cần sa tại sân bay Köln-Bonn. Số hạt cần sa thu giữ có thể đủ trồng trên diện tích tương đương 21 sân bóng đá.

Người phát ngôn Cơ quan hải quan ở thành phố Köln, ông Jens Ahland cho biết số ma túy được ngụy trang dưới hình thức túi đồ ăn nhẹ từ các loại hạt và bánh ngọt nằm trong 5 kiện hàng tại sân bay Köln-Bonn. Khi khám xét, cảnh sát đã thu giữ 173.000 viên thuốc lắc trong các túi nhỏ đề tiếng Hà Lan là Tijger Nootjes (hạt hổ), với giá trên thị trường chợ đen vào khoảng 1,3 triệu euro.

Hơn 50% mỹ phẩm của Mỹ chứa hóa chất độc hại

Theo một nghiên cứu mới, hơn 50% số mỹ phẩm được bán ở Mỹ và Canada đều chứa hợp chất công nghiệp độc hại, có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như ung thư, sinh con nhẹ cân.

Xả súng tại Afghanistan làm hàng chục người thương vong

Bộ Nội vụ Afghanistan ngày 16/6 xác nhận 2 phụ nữ và 1 trẻ em đã thiệt mạng, ngoài ra còn 11 người bị thương trong một vụ xả súng tại tỉnh Herat, miền Tây Afghanistan đêm /6.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn thế giới ngy 17/6: Gần 20% bệnh nhân khng triệu chứng mắc "COVID kéo dài"