Thổ Nhĩ Kỳ cấp phép khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tự bo chế v sản xuất; Trung Quốc phong tỏa ton bộ thnh phố 13 triệu dân do xuất hiện ổ dịch COVID-19; Nhật Bản chuẩn bị ứng ph ln sng lây nhiễm mới… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Thổ Nhĩ Kỳ cấp phép khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên tự bào chế và sản xuất
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 22/12 thông báo cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên do nước này tự bào chế và sản xuất trong nước, mang tên Turkovac.
Hồi tháng 6, vaccine Turkovac đã được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III với sự tham gia của 40.800 tình nguyện viên tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện số liệu chính thức về kết quả thử nghiệm chưa được công bố. Tuy nhiên, ông Ates Kara, thành viên ủy ban cố vấn dịch COVID-19 của Bộ Y tế, khẳng định với truyền thông trong nước rằng Turkovac “rất thành công” và có thể “tốt hơn các vaccine bất hoạt khác”.
Đức khuyến nghị tiêm mũi vaccine thứ 4 để ứng phó với Omicron
Ngày 22/12, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cho rằng cần tiêm mũi thứ 4 vaccine phòng COVID-19 để củng cố khả năng ứng phó với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất hiện biến thể mới Omicron lây lan nhanh hơn.
Ông cũng thể hiện ủng hộ chính sách tiêm phòng bắt buộc, cho rằng nếu không thực hiện chính sách này thì sẽ khó có thể ứng phó với các làn sóng dịch bệnh tiếp theo trong dài hạn.
Chuyên gia y tế Đức ủng hộ tiêm chủng bắt buộc
Ngày 22/12, Hội đồng Đạo đức của Đức đã tuyên bố ủng hộ quy định bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 đối với tất cả người từ 18 tuổi trở lên. Theo hội đồng, tỷ lệ tiêm chủng cao là yếu tố là rất quan trọng để có thể chuyển sang trạng thái kiểm soát dịch.
Thái Lan chi 1 tỉ USD mua vaccine cho năm 2022
Chính phủ Thái Lan đã dành 35,06 tỉ baht (khoảng 1 tỉ USD) để tài trợ cho việc mua 90 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer và AstraZeneca.
Phó phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Rachada Dhnadirek cho biết số tiền dùng để mua vaccine nói trên lấy từ ngân sách 35,9 tỉ baht được Nội các Thái Lan thông qua trong cuộc họp ngày 21/12.
Pháp thúc đẩy quy định nghiêm ngặt hơn về vaccine COVID-19
Chính phủ Pháp dự kiến đến ngày /1/2022 sẽ thông qua dự luật yêu cầu phải tiêm vaccine COVID-19 để được vào nhà hàng và nhiều địa điểm công cộng khác. Hiện tại, các địa điểm công cộng tại Pháp yêu cầu phải có “thẻ xanh”, loại chứng chỉ được dành cho cả người đã tiêm vaccine, có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc gần đây đã khỏi COVID-19.
Hàn Quốc khởi động quy trình cấp phép thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer
Ngày 22/12, Bộ Thực phẩm và an toàn dược phẩm Hàn Quốc cho biết cơ quan này bắt đầu quy trình xem xét cấp phép sử dụng thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của hãng Pfizer. Theo báo cáo mới đây của Pfizer và bộ trên, thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 dạng viên cho hiệu quả lên tới 89% trong việc ngăn chặn nguy cơ tử vong và nhập viện đối với người bệnh.
Thực tế dịch tễ tại Nam Phi cho thấy Omicron không gây bệnh nặng như các biến thể trước
Một nghiên cứu mới ở Nam Phi dựa trên dữ liệu về tỷ lệ nhập viện và tử vong trong làn sóng dịch COVID-19 thứ tư cho thấy nguy cơ bệnh trở nặng ở bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron thấp hơn so với các biến thể trước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng cần thêm các nghiên cứu để hiểu rõ hơn tại sao Omicron gây bệnh nhẹ hơn.
Trung Quốc phong tỏa toàn bộ thành phố 13 triệu dân do xuất hiện ổ dịch COVID-19
Chính quyền thành phố Tây An (Xi’an) tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày 22/12 đã triển khai lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, yêu cầu toàn bộ 13 triệu người dân trong thành phố ở nhà vì xuất hiện ổ dịch COVID-19.
Theo quy định của thành phố, mỗi hộ gia đình có thể cử một thành viên đi mua đồ thiết yếu hai ngày một lần. Toàn bộ các thành viên còn lại ở tại nhà, trừ những trường hợp khẩn cấp.
Nhật Bản chuẩn bị ứng phó làn sóng lây nhiễm mới
Tính đến hết ngày 22/12, Nhật Bản đã ghi nhận 160 trường hợp mắc COVID-19 do biến thể Omicron, hầu hết các ca mắc đều được phát hiện ở các khu vực cách ly tại sây bay và những người tiếp xúc gần với người bị bệnh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Shigeyuki Goto cho biết, biến thể Omicron đang có chiều hướng lây lan mạnh trên phạm vi toàn thế giới, đây là kịch bản khó tránh khỏi. Bộ này cũng gửi thông báo đến chính quyền các địa phương để tăng cường cảnh giác và nhanh chóng mở rộng hệ thống kiểm soát và chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở lưu trú phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19.
Bỉ đóng cửa tất cả các cơ sở văn hóa, giải trí và thể thao
Ngày 22/12, Ủy ban quốc gia tham vấn về COVID-19 (Codeco) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã nhóm họp khẩn cấp và quyết định áp dụng các biện pháp tăng cường phòng dịch.
Theo đó, đóng cửa tất cả các cơ sở văn hóa, giải trí và thể thao kể từ ngày 26/12, bao gồm nhà hát, phòng hòa nhạc và rạp chiếu phim. Những sự kiện tổ chức ngoài trời sẽ phải tuân theo những quy định hạn chế mới. Chợ Giáng sinh vẫn được duy trì nhưng không được dựng lều và phải tuân thủ khoảng cách 4m2/khách. Các cửa hàng có diện tích dưới 20m2 chỉ được đón tiếp cùng một lúc 2 khách hàng. Các sự kiện thể thao dù ở ngoài trời hay trong nhà, đều không được phép có khán giả. Làm việc từ xa vẫn là bắt buộc với tối đa một ngày tới công sở mỗi tuần.
Singapore tạm dừng triển khai chương trình VTL do lo ngại biến thế Omicron
Ngày 22/12, Chính phủ Singapore thông báo sẽ tạm dừng bán vé máy bay và vé xe buýt dùng trong chương trình Làn đi lại cho người đã tiêm vaccine (VTL) kể từ ngày 23/12 đến tháng 1/2022 do lo ngại nguy cơ biến thể Omicron lây lan.
Mỹ cấp phép thuốc dự phòng lây nhiễm HIV dạng tiêm đầu tiên
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phê duyệt loại thuốc dự phòng lây nhiễm HIV dạng tiêm đầu tiên, đem lại giải pháp thay thế cho thuốc viên.
Loại thuốc mới mang tên Apretude được tiêm cho bệnh nhân hai tháng một lần, trong khi những thuốc viên ngăn ngừa lây nhiễm HIV đang lưu hành trên thị trường hiện nay cần phải uống đều đặn hàng ngày.
Phát hiện nguyên nhân chính gây ra bệnh thận ở cộng đồng thổ dân Australia
Theo kết quả nghiên cứu do một số viện nghiên cứu của Australia thực hiện và công bố ngày 22/12, các nhà khoa học đã giải trình tự bộ gene của những bệnh nhân mắc bệnh thận tự miễn và những người Australia bản địa (thổ dân) có tỷ lệ mắc bệnh thận cao. Họ đã phát hiện một đột biến trong gene VANGL1 là yếu tố nguy cơ chính khiến bệnh thận tiến triển. Khoảng % số người có đột biến này và nếu những người này cũng mắc một bệnh viêm nhiễm, thì thận của họ sẽ bị tổn thương.
Mỹ khẳng định cùng Israel thúc đẩy một chiến lược, tầm nhìn chung
Ngày 22/12, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Israel Naftali Bennett trong khuôn khổ chuyến công du quốc gia này.
Tại cuộc gặp, ông Sullivan cho biết chuyến thăm của ông tới Israel là nhằm tạo cơ sở để hai bên thúc đẩy một chiến lược, tầm nhìn chung. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh cả hai nước đang ở thời điểm quyết định trong vấn đề an ninh, do đó cần thúc đẩy một chiến lược chung.
HĐBA LHQ thông qua nghị quyết về cứu trợ nhân đạo cho Afghanistan
Ngày 22/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cứu trợ nhân đạo cho Afghanistan.
Nghị quyết do Mỹ đề xuất nhằm hỗ trợ nền kinh tế Afghanistan đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, trong khi vẫn tránh chuyển tài chính trực tiếp cho lực lượng Taliban đang nắm quyền tại quốc gia này.
Hàn Quốc trở thành nước thứ 10 ngoài châu Âu gia nhập Europol
Ngày 22/12, Hàn Quốc đã trở thành nước thứ 10 bên ngoài châu Âu gia nhập Tổ chức Cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol).
Europol được thành lập năm 1992 là cơ quan thực thi pháp luật của EU, hỗ trợ chống khủng bố, buôn bán ma túy quốc tế và các tội phạm nghiêm trọng khác.
WEF năm 2022 sẽ vẫn diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ)
Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2022, sự kiện thu hút giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp trên khắp thế giới, vẫn sẽ diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Alpine của Thụy Sĩ tại Davos.
Đây là lời khẳng định của ông Klaus Schwab, Chủ tịch điều hành WEF, đưa ra trong cuộc phỏng vấn ngày 22/12.
Anh, EU đạt thỏa thuận về hạn ngạch đánh bắt cá năm 2022
Bộ trưởng Môi trường Anh George Eustice ngày 22/12 cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về hạn ngạch đánh bắt cá cho năm tới.
Hai bên đã thống nhất hạn mức đánh bắt cá, được gọi là Tổng lượng đánh bắt được phép, cho khoảng 70 loại cá, mang lại cơ hội đánh bắt khoảng 140.000 tấn cho đội tàu của Anh, ước tính trị giá khoảng 412 triệu USD. Theo thỏa thuận, hai bên cam kết thảo luận mang tính xây dựng về các vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý nghề cá.
EU áp thuế bổ sung đối với nhôm cán nhập khẩu từ Trung Quốc
Cổng thông tin chính thức của EU ngày 22/12 cho biết EU sẽ áp thuế bổ sung đối với sản phẩm nhôm cán nhập khẩu từ Trung Quốc, với lý do EC phát hiện ra rằng các nhà sản xuất nhôm Trung Quốc được hưởng lợi từ chính sách trợ cấp của chính phủ nước này.
Theo đó, việc áp thuế bổ sung sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/12 và dao động từ mức 8,6% đến 18,2%, cao hơn mức thuế chống bán phá giá hiện tại (6% đến 28,5%).
EU tiến hành hành động pháp lý nhằm vào Ba Lan
Ngày 22/12, Ủy ban châu Âu thông báo tiến hành hành động pháp lý nhằm vào Ba Lan, viện dẫn nước này đã phớt lờ luật pháp của EU.
Thông báo của EC ngày 22/12 khẳng định: “Các phán quyết của Tòa án Hiến pháp Ba Lan vi phạm các nguyên tắc chung về tính ưu việt, hiệu quả và áp dụng đồng bộ của luật pháp Liên minh và tính ràng buộc của các phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ)”.
Mexico hoan nghênh Mỹ thông qua thương vụ 'lịch sử' của Pemex
Ngày 22/12, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador thông báo Chính phủ Mỹ đã thông qua thương vụ tập đoàn dầu khí quốc gia Pemex mua lại nhà máy lọc dầu Deer Park tại bang Texas trị giá 1,2 tỷ USD. Phát biểu tại họp báo, nhà lãnh đạo Mexico khẳng định đây là một thương vụ “lịch sử”, mà nhờ đó Mexico sẽ tiến gần hơn mục tiêu tự chủ xăng dầu vào năm 2023.
Ai Cập thắt chặt quy định về trợ cấp lương thực
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 22/12 đã chỉ thị chính phủ nước này thắt chặt quy định cấp thẻ trợ cấp lương thực, đồng thời giới hạn số người hưởng trợ cấp xuống chỉ còn 2 thành viên gia đình trên mỗi thẻ cấp mới, nhằm có thêm nguồn ngân sách để sử dụng cho các dự án phát triển đất nước.
Châu Âu đối diện khủng hoảng năng lượng toàn diện khi giá khí đốt lập đỉnh
Giá điện tại châu Âu đã tăng vọt trong tuần này, do khan hiếm nguồn cung khí đốt, sản lượng điện gió suy giảm, một vài nhà máy điện hạt nhân ngừng phát điện giữa thời điểm châu lục chuẩn bị bước vào đỉnh điểm lạnh giá trong mùa đông.
Giá khí đốt tại châu Âu đã vượt ngưỡng 2.0 USD/1.000 m3 khí trong ngày 21/12, mức cao nhất trong lịch sử. Giá khí đốt giao dịch trên sàn Dutch TTF (Hà Lan) đã tăng 27% trong một ngày, lên mức 210 USD/ MWh.
Hy Lạp mở chiến dịch quy mô lớn tìm kiếm nhiều người mất tích trên biển
Ngày 22/12, nhà chức trách Hy Lạp thông báo đang thực hiện chiến dịch tìm kiếm cứu nạn quy mô lớn ngoài khơi đảo Folegandros sau khi phát hiện một chiếc thuyền cao su chở hàng chục người di cư bị chìm tại khu vực này.
Hiện 4 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển, 2 tàu Hải quân và 2 trực thăng của Không quân Hy Lạp, một máy bay vận tải quân sự, 5 thuyền hoạt động gần khu vực và 3 tàu tư nhân đã được huy động tham gia tìm kiếm cứu nạn.
Số người thiệt mạng do mưa lũ tại Malaysia tăng mạnh
Hãng thông tấn Bernama ngày 22/12 cho biết số người thiệt mạng do lũ lụt tại Malaysia đã lên tới 27 người, trong đó có 20 người tại bang Selangor và 7 người tại bang Pahang.
Lùi vụ phóng Kính thiên văn không gian James Webb vào vũ trụ tới ngày 25/12
Vụ phóng Kính thiên văn không gian James Webb (JWST) - được các nhà thiên văn học kỳ vọng sẽ mở đường cho kỷ nguyên khám phá mới - một lần nữa phải hoãn lại tới ít nhất ngày Giáng sinh (25/12) do "các điều kiện thời tiết bất lợi" tại bãi phóng ở Guiana, một tỉnh hải ngoại của Pháp.