Các nước phương Tây nhất trí đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán ton cầu SWIFT; Đức v H Lan cung cấp vũ khí chống tăng, tên lửa cho Ukraine; Hội đồng châu Âu tạm đình chỉ tư cách thnh viên của Nga… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Các nước phương Tây nhất trí đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu
Người phát ngôn chính phủ Đức ngày 26/2 cho biết nước này và các đồng minh phương Tây đã nhất trí đưa Nga ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, trong gói các biện pháp trừng phạt thứ ba nhằm vào Moscow liên quan đến chiến dịch quân sự hiện nay ở Ukraine.
Theo người phát ngôn chính phủ Đức, biện pháp trừng phạt mới, với sự nhất trí của Mỹ, Pháp, Canada, Italy, Anh và Ủy ban châu Âu, cũng bao gồm việc hạn chế khả năng hỗ trợ đồng rouble của ngân hàng trung ương Nga. Bên cạnh đó, những cá nhân và thể chế tại Nga và các nước khác ủng hộ Moscow trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine cũng sẽ bị nhắm mục tiêu.
Đức và Hà Lan cung cấp vũ khí chống tăng, tên lửa cho Ukraine
Theo hãng tin Reuters, Đức ngày 26/2 cho biết sẽ cung cấp cho Ukraine 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger từ kho dự trữ của nước này cho Ukraine.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hà Lan cho biết họ đang chuyển tên lửa và súng trường để hỗ trợ lực lượng vũ trang Ukraine. Trong một bức thư gửi Quốc hội Hà Lan, Bộ này cho biết họ đã nhận được "yêu cầu bổ sung về thiết bị quân sự cho Ukraine" và sẽ cung cấp 200 tên lửa phòng không Stinger sớm nhất có thể cho Kiev.
Hội đồng châu Âu tạm đình chỉ tư cách thành viên của Nga
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ theo điều 8 Quy chế của cơ quan này, đa số đại diện thường trực của 47 quốc gia thành viên đã "nhất trí đình chỉ quyền đóng góp đại diện của Liên bang Nga tại Hội đồng châu Âu". '
Thông báo trên được Hội đồng châu Âu đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Strasbourg (Pháp). Theo tuần báo Der Spiegel (Đức), Azerbaijan đã không tham gia bỏ phiếu, trong Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu trắng, còn Nga và Armenia bỏ phiếu phản đối quyết định này.
Nga thông báo biện pháp tài chính đáp trả phương Tây
Hãng thông tấn RIA ngày 26/2 dẫn lời Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga sẽ đáp trả việc các nước phương Tây phong tỏa tiền của công dân và các công ty Nga, theo đó sẽ phong tỏa tiền của người nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Nga.
Mỹ viện trợ 600 triệu USD cho Ukraine
Tổng thống Joe Biden đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao Mỹ phân bổ khoản viện trợ 600 triệu USD cho Ukraine.
Theo đài RT (Nga), trong biên bản ghi nhớ gửi Ngoại trưởng Antony Blinken vào hôm 26/2, Tổng thống Biden đã yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết để có thể gửi khoản viện trợ cho Ukraine. Trong đó, 350 triệu USD sẽ được phân bổ để hỗ trợ các hạng mục quân sự của Bộ Quốc phòng.
NATO triển khai lực lượng phản ứng nhanh
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 25/2 thông báo liên minh này đang triển khai lực lượng phản ứng nhanh để tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Đây là lần đầu tiên NATO triển khai lực lượng này.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thúc đẩy tiêm chủng ngừa COVID-19 bình đẳng toàn cầu
Ngày 25/2, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức phiên thảo luận cấp cao theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm thúc đẩy tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu một cách bình đẳng, để cả thế giới đều được bảo vệ trước đại dịch này.
Nhiễm Omicron có thể miễn dịch trước "Omicron tàng hình"
Mới đây, chuyên trang khoa học Nature.com dẫn một nghiên cứu cho rằng việc nhiễm biến thể Omicron dòng chính BA.1 sẽ cung cấp miễn dịch trước dòng phụ BA.2.
Theo nghiên cứu này, khi đã nhiễm dòng BA.1 của biến thể Omicron thì khả năng miễn nhiễm trước dòng phụ BA.2 của biến thể này cũng rất cao. Dòng phụ BA.2 đang ngày càng lây lan rộng. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng BA.2 khó có thể gây ra một làn sóng dịch bệnh lớn trong những cộng đồng cư dân đã trải qua làn sóng dịch do dòng BA.1 gây ra. Nghiên cứu được đăng trên medRxiv và chưa qua đánh giá chéo.
Giới chức y tế Canada cảnh báo áp dụng trở lại các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19
Người đứng đầu Cơ quan y tế công cộng Canada, Tiến sĩ Theresa Tam trong một phát biểu ngày 25/2 đã khuyến nghị chính quyền các cấp ở quốc gia Bắc Mỹ này cần chuẩn bị sẵn sàng áp dụng trở lại các biện pháp y tế cộng đồng, nếu một biến thể nghiêm trọng khác của virus SARS-CoV-2 xuất hiện.
Ấn Độ: Thủ đô New Delhi chấm dứt các biện pháp hạn chế
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã thông báo chấm dứt tất cả các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng chống dịch COVID-19, sau khi dữ liệu của chính phủ cho thấy làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron gần đây đã giảm.
Nhà chức trách vùng thủ đô đã quyết định dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm và cho phép các quán ăn hoạt động hết công suất phục vụ. Các địa điểm tôn giáo cũng được phép mở cửa trở lại. Trường học sẽ áp dụng giảng dạy trực tiếp từ ngày 1/4 tới, trong khi mức phạt đối với người không đeo khẩu trang cũng được giảm xuống.
Dòng người tị nạn từ Ukraine tiếp tục đổ về biên giới các nước EU
Thứ trưởng Nội vụ Ba Lan Pawel Szefernaker ngày 26/2 cho biết khoảng 100.000 người đã vượt biên giới từ Ukraine sang Ba Lan kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm /2.
Theo Thứ trưởng Szefernaker, trên 9.000 người từ Ukraine đã vượt biên sang Ba Lan từ 7h sáng 26/2 theo giờ địa phương. Tại thành phố Medyka ở miền Nam Ba Lan, cách thành phố Lviv của Ukraine khoảng 85 km, hàng nghìn người Ukraine đang chờ đợi xin quy chế tị nạn.
Các bộ trưởng năng lượng EU lên kế hoạch họp khẩn về khủng hoảng Ukraine
Hãng tin AFP dẫn nguồn tin giới chức Pháp ngày 26/2 cho biết các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ tiến hành một cuộc họp bất thường tại Brussels vào ngày 28/2 tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Pháp chặn một tàu chở hàng đến Nga
Theo hãng tin AFP, giới chức Pháp ngày 26/2 thông báo lực lượng chức năng nước này đã chặn một tàu hàng ở Eo biển Manche đang trên đường đến Nga, sau khi EU áp đặt trừng phạt Nga liên quan vấn đề Ukraine.
Facebook cấm truyền thông Nga quảng cáo kiếm tiền
Theo đài RT (Nga), ông Nathaniel Gleicher, Giám đốc chính sách bảo mật của Facebook, đã tiết lộ quyết định trên trong thông báo hôm 26/2. Ông cho biết: “Chúng tôi đã cấm truyền thông nhà nước Nga chạy quảng cáo hoặc kiếm tiền trên nền tảng Facebook trên thế giới. Facebook cũng sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều công ty truyền thông nhà nước khác của Nga vào danh sách bị cấm”.
Động thái của Facebook diễn ra chỉ vài giờ sau khi Cơ quan quản lý truyền thông của Nga Roskomnadzor cho biết họ đang hạn chế quyền truy cập vào Facbook ở nước này.
Ai Cập sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống nào liên quan Đập thủy điện Đại phục hưng
Bộ trưởng Thủy lợi và Tài nguyên nước Ai Cập Mohamed Abdel-Aty ngày 26/2 cho biết, nước này sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống nào liên quan đến Đập thủy điện Đại phục hưng (GERD) do Ethiopia xây dựng trên sông Nile Xanh, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Ai Cập sẽ không cho phép một khủng hoảng nước xảy ra.
Theo Bộ trưởng Thủy lợi và Tài nguyên nước Ai Cập, GERD là đập thủy điện có quy mô lớn, do đó Ai Cập muốn đạt được một thỏa thuận có tính ràng buộc về mặt pháp lý với Ethiopia nhằm đảm bảo lợi ích của các bên, thay vì hành động đơn phương.
Hãng hàng không British Airways hủy hàng loạt chuyến bay vì lỗi IT
Hãng hàng không British Airways (BA) của Anh thông báo hủy toàn bộ các chuyến bay chặng ngắn từ sân bay Heathrow ở thủ đô London cho đến giữa ngày 26/2 (giờ địa phương) do hãng phải xử lý một lỗi về công nghệ thông tin (IT).
Nam Phi cấp phép săn bắt thú lớn hằng năm
Ngày 25/2, Chính phủ Nam Phi đã cấp phép hạn ngạch hằng năm đối với hoạt động săn bắt và xuất khẩu thú lớn, trong đó bao gồm 10 con tê giác đen trong danh sách cực kỳ nguy cấp và 10 con báo gấm.
Trong đợt cấp phép này, Chính phủ Nam Phi cũng cho phép săn bắt hơn 100 con voi, trong điều kiện phù hợp với luật pháp quốc tế liên quan đến hoạt động buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.