Các nước nối lại đm phán thỏa thuận hạt nhân Iran; Indonesia đặt mục tiêu sản xuất thuốc thử nhằm phát hiện biến thể Omicron; Nhật Bản bắt đầu phân phối thuốc điều trị COVID-19 dạng uống… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Các nước nối lại đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran
Vòng đàm phán gián tiếp mới nhất giữa Iran và Mỹ nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 20 đã được nối lại trong ngày 27/12 tại Vienna (Áo), với việc Tehran tập trung vào một khía cạnh của thỏa thuận ban đầu, đó là yêu cầu dỡ bỏ trừng phạt với nước Cộng hòa Hồi giáo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết tại vòng đàm phán mới nhất này, các bên sẽ tập trung thảo luận một "văn bản mới và thống nhất", bao gồm việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và vấn đề hạt nhân vốn đạt được trong vòng đàm phán trước đó.
Tòa án Tối cao Iraq phê chuẩn kết quả bầu cử quốc hội trước thời hạn
Ngày 27/12, Tòa án Tối cao Iraq đã phê chuẩn kết quả cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn ở nước này hồi tháng 10 vừa qua, theo đó công nhận chiến thắng thuộc về phong trào Sadr do giáo sĩ dòng Shiite - ông Muqtada-al-Sadr, lãnh đạo.
Trước đó, Tòa án Tối cao Iraq đã bác kháng cáo của liên minh bán quân sự Hashed al-Shaabi phản đối kết quả nêu trên sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy liên minh này đã thất bại trong cuộc bầu cử.
Hàn Quốc hối thúc Triều Tiên đối thoại và hợp tác
Ngày 27/12, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã hối thúc Triều Tiên khởi động Năm mới 2022 bằng việc mở ra triển vọng đối thoại và hợp tác trong bối cảnh Bình Nhưỡng chuẩn bị triệu tập một cuộc họp quan trọng trong tuần này để thảo luận về các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.
Thủ tướng Somalia bị đình chỉ chức vụ do liên quan bê bối tham nhũng
Ngày 27/12, Tổng thống Somalia Mohamed Abdullahi Mohamed đã thông báo quyết định đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Mohamed Hussein Roble cho đến khi cuộc điều tra tham nhũng đối với Thủ tướng kết thúc.
Châu Mỹ lo ngại sự bùng phát trở lại của COVID-19 trong dịp cuối năm
Châu Mỹ bước vào tuần cuối cùng của năm 2021 với những lo ngại về sự tái bùng phát của làn sóng mới của đại dịch COVID-19 trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan mạnh ở khu vực này khiến nhiều nước phải ban hành trở lại các biện pháp hạn chế tụ tập đông người đúng vào dịp hàng triệu gia đình đang háo hứng chuẩn bị chào đón Năm mới.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết châu Mỹ tiếp tục là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 100,5 triệu ca mắc COVID-19, chiếm 36% số ca bệnh trên toàn thế giới và 2,4 triệu trường hợp tử vong, chiếm 45% tổng số ca tử vong trên thế giới.
Pháp nỗ lực đối phó với làn sóng dịch COVID-19 thứ 5
Pháp đã chính thức bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ 5 vào đúng dịp lễ Giáng sinh, khi số người mắc COVID-19 đã tăng rất mạnh trong suốt tuần qua.
Tổng thống Pháp ngày 27/12 đã có các cuộc họp với trực tuyến với Hội đồng bảo vệ sức khỏe quốc gia và sau đó là Hội đồng Bộ trưởng để trao đổi về dự luật chuyển chứng nhận sức khỏe thành chứng nhận tiêm chủng, rút ngắn thời gian cách ly và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.
Mỹ thiếu máu dự trữ chưa từng có trong 30 năm do dịch COVID-19
Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Hội Chữ thập đỏ Mỹ cũng đang phải vật lộn để duy trì đủ nguồn cung. Ông Hrouda nói thêm rằng Hội Chữ thập đỏ - đơn vị cung cấp khoảng 40% lượng máu hiến tặng của Mỹ - hiện đang phải chật vật duy trì lượng máu dữ trữ đủ cho một ngày, con số ít hơn nhiều so lượng máu thường được dự trữ để sử dụng đủ trong 3 ngày.
Thụy Sĩ cấp phép sử dụng vaccine của Johnson & Johnson làm mũi tăng cường
Cơ quan quản lý dược phẩm Thụy Sĩ Swissmedic ngày 27/12 thông báo cơ quan này đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson (J&J) làm mũi tăng cường cho người trên 18 tuổi đã hoàn thành chương trình tiêm chủng cơ bản.
Thông báo của Swissmedic nêu rõ đối tượng được tiêm mũi tăng cường sử dụng vaccine của J&J là người đã tiêm mũi 1 cùng loại. Vaccine của J&J là loại tiêm 1 mũi, thay vì tiêm 2 mũi như các loại vaccine ngừa COVID-19 khác.
Nhật Bản bắt đầu phân phối thuốc điều trị COVID-19 dạng uống
Ba ngày sau khi được Chính phủ Nhật Bản chính thức phê duyệt, thuốc điều trị COVID-19 dạng uống Molnupiravir bắt đầu được phân phối đến các cơ sở y tế và hiệu thuốc trên toàn quốc từ ngày 27/12.
Trong chiều 27/12, ba thùng thuốc Molnupiravir đầu tiên đã được chuyển đến thành phố Nishi Tokyo, ngoại ô thủ đô Tokyo. Dự kiến thuốc sẽ được dùng để điều trị cho bệnh nhân trên 18 tuổi mắc COVID-19 dạng nhẹ hoặc trung bình đã phát bệnh trong 5 ngày với liều lượng 4 viên/lần, 2 lần/ngày và uống trong 5 ngày.
Indonesia đặt mục tiêu sản xuất thuốc thử nhằm phát hiện biến thể Omicron
Ngày 27/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này đặt mục tiêu tự sản xuất thuốc thử SGTF nhằm phát hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Bộ trưởng Budi giải thích rằng khác biệt giữa xét nghiệm PCR thông thường và xét nghiệm PCR xác định SGTF nằm ở thuốc thử đặc biệt. Cụ thể, kỹ thuật SGTF tập trung vào gen S, trong khi xét nghiệm PCR thông thường chỉ tập trung vào gen N và gen ORF.
Italy xem xét rút ngắn thời gian cách ly với người đã tiêm vaccine COVID-19
Ngày 27/12, quan chức phụ trách phòng chống COVID-19 cao nhất của Italy, Tướng Francesco Paolo Figliuolo cho biết chính phủ nước này đang xem xét việc rút ngắn thời gian cách ly đối với những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 tiếp xúc gần với người mắc COVID-19. Theo quy định hiện nay, những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 phải tự cách ly trong 7 ngày nếu họ đã tiêm vaccine và trong 10 ngày nếu họ chưa tiêm phòng.
Hàn Quốc phê chuẩn thuốc viên dạng uống để điều trị COVID-19
Cơ quan an toàn dược phẩm Hàn Quốc ngày 27/12 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc kháng virus Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer để điều trị COVID-19. Đây là loại thuốc dạng uống đầu tiên được cấp phép sử dụng trong điều trị COVID-19 ở nước này.
Trung Quốc: Thành phố Tây An áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất
Ngày 27/12, thành phố Tây An ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc đã tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19 lên mức cao nhất nhằm kiểm soát đợt bùng ổ phát dịch nghiêm trọng nhất trong 21 tháng qua tại nước này.
Đường phố, các tòa nhà và kể cả không gian mở ở Tây An đã được phun khử khuẩn toàn diện. Đây là một phần trong một nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh nhằm kiểm soát ổ dịch đang bùng phát ở thành phố 13 triệu dân này.
Thái Lan chuẩn bị ứng phó với tình huống biến thể Omicron lây lan rộng
Thư ký thường trực Bộ Y tế Kiattiphum Wongrajit ngày 27/12 cho biết kịch bản tốt nhất là Thái Lan có thể ghi nhận 10.000 ca mắc mới COVID-19 cùng khoảng 70 ca tử vong mỗi ngày vào đầu tháng 1/2022. Kịch bản thứ hai là Thái Lan có thể ghi nhận .000 ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày. Kịch bản tồi tệ nhất là nước này có thể ghi nhận tới 30.000 ca mắc mới COVID-19 cùng 180 ca tử vong mỗi ngày nếu biến chủng Omicron lây lan nhanh chóng.
Singapore tăng cường các biện pháp phòng chống biến thể Omicron
Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết, từ ngày 27/12, các trường hợp nhiễm biến thể Omicron cũng sẽ bị áp dụng các quy định y tế như đối với những người nhiễm các biến thể khác. Theo đó, họ thực hiện chương trình phục hồi tại nhà, hoặc được điều trị tại các cơ sở chăm sóc cộng đồng và bệnh viện, thay vì phải cách ly tại các cơ sở chuyên dụng như trước đây.
Thời gian điều trị là 10 ngày đối với những người đã tiêm vaccine và trẻ em dưới 12 tuổi, hoặc 14 ngày đối với những người chưa được tiêm phòng. Những người tiếp xúc gần với các trường hợp nhiễm Omicron sẽ nhận được cảnh báo rủi ro sức khỏe trong 7 ngày và được yêu cầu tự làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) hằng ngày trước khi ra khỏi nhà.
Nhiều địa phương ở Đức siết chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19
Các quy định phòng dịch chặt chẽ hơn sẽ được áp dụng tại hầu hết các khu vực trên cả nước từ ngày 28/12. Tuy nhiên, căn cứ tình hình diễn biến đại dịch, một số bang như Baden-Württemberg, Niedersachsen, Brandenburg hay Mecklenburg-Vorpommern đã áp dụng các quy định này ngay từ ngày 27/12.
Anh không áp dụng biện pháp hạn chế COVID-19 trước Năm mới
Ngày 27/12, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid xác nhận chính phủ nước này sẽ không đưa ra các biện pháp hạn chế mới ở vùng England cho đến trước Năm mới 2022. Tuy nhiên, ông cũng nhận định người dân "duy trì thận trọng" khi đón Năm mới.
Indonesia muốn biến Bali trở thành điểm đến du lịch y tế thế giới
Ngày 27/12, phát biểu tại lễ khởi công xây dựng Bệnh viện quốc tế Bali tại thành phố Denpasar, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) bày tỏ mong muốn phát triển hòn đảo nghỉ dưỡng Bali trở thành điểm đến du lịch y tế thế giới.
Tổng thống Jokowi cũng hy vọng rằng bệnh viện trên sẽ trở thành địa chỉ lựa chọn để điều trị cho các bệnh nhân đến từ nhiều quốc gia, qua đó gia tăng lượng khách du lịch tới “Hòn đảo thiên đường” này. Bệnh viện được xây dựng trên diện tích 41,5 ha với sự hợp tác giữa Bộ Doanh nghiệp nhà nước của Indonesia với Phòng khám Mayo của Mỹ và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm 2023.
Đường ống Yamal - châu Âu tiếp tục dẫn khí đốt từ Đức sang Ba Lan
Theo dữ liệu của nhà khai thác Gascade, ngày 27/12, đường ống dẫn khí Yamal – châu Âu (dẫn khí đốt từ Nga đến Tây Âu) tiếp tục bơm nhiên liệu từ Đức sang Ba Lan. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp đường ống này đổi hướng dòng chảy.
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Italy
Dữ liệu thống kê mới nhất do Tổng liên đoàn Italy về doanh nghiệp, việc làm và lao động (Confcommercio) thực hiện cho thấy ngành du lịch Italy trong năm 2021 chỉ ghi nhận 60 triệu lượt khách và giảm 120 triệu lượt khách so với năm 2019, đặc biệt giảm mạnh trong dịp Lễ Giáng sinh và Năm mới.
UAE cấp giấy đăng ký kết hôn đầu tiên cho cặp đôi không phải người Hồi giáo
Theo truyền thông nhà nước, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 27/12 đã cấp giấy đăng ký kết hôn đầu tiên của nước này cho một cặp đôi không phải người Hồi giáo, trong bối cảnh quốc gia Vùng Vịnh nỗ lực cải thiện lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ trong khu vực.
Hãng thông tấn chính thức WAM cho biết cặp đôi người Canada đã trở thành những người đầu tiên được kết hôn với sự công nhận của nhà nước UAE theo luật mới về quy chế cá nhân của những người không theo Hồi giáo tại thủ đô Abu Dhabi.
'Darwin hiện đại' Edward. O. Wilson qua đời ở tuổi 92
Edward. O. Wilson, nhà khoa học lỗi lạc của Mỹ và được mệnh danh là "Darwin hiện đại" hay "Người thừa kế Darwin" ngày 26/12 đã qua đời tại Massachusetts (Mỹ) ở tuổi 92. Hiệp hội đa dạng sinh học mang tên ông ngày 27/12 đã công bố thông tin trên, bày tỏ luyến tiếc trước sự ra đi này.
Israel gánh chịu thảm họa động vật hoang dã tồi tệ nhất trong lịch sử
Đợt dịch cúm gia cầm bùng phát mới đây tại Israel đã khiến hơn 5.000 con sếu di cư bị chết và buộc giới chức nước này phải tiêu hủy hàng trăm nghìn gia cầm.
Bộ trưởng Môi trường Israel Tamar Zandberg đánh giá đây là thảm họa động vật hoang dã tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Lực lượng chức năng đã phải thu dọn xác sếu từ hồ nước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Hula và các khu đầm lầy.
Động đất mạnh tại Iran
Chiều 27/12 (theo giờ Việt Nam), vùng Qalehqazi thuộc tỉnh Hormozgan, miền Nam Iran, đã bị rung chuyển vì trận động đất có độ lớn 5. Người đứng đầu cơ quan quản lý khủng hoảng của tỉnh Hormozgan, Mehrdad Hassanzadeh, cho biết hiện chưa có báo cáo về thương vong và thiệt hại do trận động đất gây ra.
Bão ven biển châu Á sẽ mạnh gấp đôi vào năm 2100
Nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong Trung Quốc (CUHK) và Trung tâm Nghiên cứu Thời tiết Khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Ma Cao cho hay vào năm 2100, tốc độ gió trung bình của bão khi đổ bộ vào đất liền có thể mạnh thêm 6%, tương đương 7,2 km/h.
CUHK dự báo rằng một cơn bão trung bình sẽ dài thêm khoảng 5 giờ (56%) và sẽ đi sâu hơn 92km (50%) vào đất liền, gần gấp đôi sức tàn phá tổng thể.
Tuyết rơi dày kỷ lục tại Nhật Bản làm giao thông đình trệ
Ngày 27/12, tuyết rơi dày tại Nhật Bản đã gây ách tắc giao thông, khiến nhiều chuyến bay bị hủy và làm gián đoạn dịch vụ đường sắt tại miền Trung nước này.
Người phát ngôn của Chính phủ Nhật Bản Hirokazu Matsuno cho biết tuyết rơi dày đang bao trùm các khu vực gần biển Nhật Bản trải dài từ miền Bắc tới miền Tây nước này. Hiện chưa có thông tin về thương vong do thời tiết tiết giá lạnh.