Đức cảnh giác trước hiện tượng lm giả chứng nhận tiêm chủng; WHO thất vọng về tốc độ tiêm chủng ở châu Âu; Vaccine COVID-19 của Trung Quốc ít tác dụng phụ, chưa c ca tử vong no… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Trung Quốc mời ngoại trưởng 4 quốc gia châu Âu tới thăm
Reuters dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ngoại trưởng Ireland, Ba Lan, Hungary và Serbia có lịch trình đến thăm Trung Quốc từ 29-31/5.
Bốn ngoại trưởng đến thăm Trung Quốc theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc7 Triệu Lập Kiên đã xác nhận thông tin này trong buổi họp báo tại Bắc Kinh ngày 28/5.
Nga cam kết giải ngân đúng hạn khoản vay cho Belarus
Ngày 29/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo Belarus sẽ nhận khoản tiền giải ngân thứ 2 trị giá 500 triệu USD, nằm trong gói vay 1,5 tỷ USD từ Nga vào cuối tháng 6 tới như kế hoạch.
Ông Peskov lưu ý rằng điều này đã được công bố trước thời điểm xảy ra vụ chuyến bay của hãng hàng không Ryanair phải đổi hướng hạ cánh tại Minsk. Ông Peskov nói thêm rằng khoản tiền này sẽ được chuyển vào cuối tháng 6 như kế hoạch và "không có rào cản nào có thể ngăn điều này".
Lãnh đạo Nga, Belarus thảo luận về vụ máy bay Ryanair
Ngày 29/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã thông báo chi tiết với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về tình hình liên quan tới vụ một máy bay của hãng hàng không Ryanair phải đổi hướng hạ cánh tại Minsk do đe dọa đánh bom.
Mỹ thông báo kế hoạch trừng phạt Belarus
Ngày 28/5, Nhà Trắng thông báo Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt nhằm vào Belarus sau khi xảy ra vụ nước này buộc một máy bay của hãng hàng không Ryanair (Ireland) chuyển hướng và hạ cánh tại Minsk để kiểm tra an ninh.
Đức cảnh giác trước hiện tượng làm giả chứng nhận tiêm chủng
Trong bối cảnh những người được tiêm đủ vaccine phòng COVID-19 sẽ được hưởng một số quyền tự do hơn, tại Đức đã xuất hiện các chứng nhận tiêm chủng giả.
Cục Hình sự liên bang Đức (BKA) ngày 29/5 cho biết tại nước này đã xuất hiện những chứng nhận tiêm chủng giả đầu tiên và xu hướng làm giả chứng nhận tiêm chủng đang ngày càng gia tăng.
WHO thất vọng về tốc độ tiêm chủng ở châu Âu
Ngày 28/5, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Hans Kluge dự báo đại dịch COVID-19 sẽ chỉ kết thúc cho đến khi ít nhất 70% người dân trên thế giới được tiêm chủng, đồng thời bày tỏ thất vọng về việc chương trình tiêm chủng ở châu Âu đang được triển khai "quá chậm".
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, ông Hans Kluge bày tỏ lo lắng về khả năng lây lan nhanh của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, đồng thời lưu ý rằng biến thể lần đầu phát hiện ở Ấn Độ B.1617 dễ lây lan hơn biến thể B.117 ở Anh, vốn đã dễ lây nhiễm hơn các biến thể trước đó.
EU phê chuẩn sử dụng vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 12- tuổi
Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) ngày 28/5 đã phê chuẩn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 12- tuổi. Đây là vaccine đầu tiên được "bật đèn xanh" cho độ tuổi này.
Vaccine COVID-19 của Trung Quốc ít tác dụng phụ, chưa có ca tử vong nào
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Trung Quốc đã lần đầu tiên công bố dữ liệu về phản ứng phụ ở những người được tiêm vaccine COVID-19 do nước này sản xuất, khẳng định tỷ lệ sự cố rất thấp.
Ngày 28/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết trong số 265 triệu liều vaccine được tiêm từ giữa tháng 12/2020 đến cuối tháng 4/2021, có 31.500 trường hợp báo cáo tác dụng phụ, tương đương với khoảng 12 trường hợp/100.000 liều.
Iraq dỡ bỏ phong tỏa tài khoản cho Iran mua vaccine ngừa COVID-19
Truyền thông nhà nước Iran ngày 29/5 dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng nước này Reza Ardakanian cho biết Iraq đã dỡ bỏ phong tỏa đối với các quỹ của Iran để giúp Tehran mua vaccine.
Cụ thể, Iraq đồng ý cho phép chuyển 125 triệu USD từ các quỹ bị đóng băng của Iran tại nước này đến một ngân hàng châu Âu để mua 16 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Iran hiện là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 tại Trung Đông.
Nam Phi, Pháp thảo luận về sản xuất vaccine ngừa COVID-19 để sớm phục hồi kinh tế
Ngày 28/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có buổi hội đàm với người đồng cấp, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, với các thảo luận về những thách thức nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra, biến đổi khí hậu, hòa bình và an ninh toàn cầu và quan hệ giữa hai nước.
Nghiên cứu của Uruguay cho thấy vaccine CoronaVac giúp giảm 97% tỷ lệ tử vong
Báo cáo của Bộ Y tế Uruguay cho biết đối với người đã tiêm đủ 2 liều vaccine CoronaVac của hãng Sinovac (Trung Quốc) , tỷ lệ nhiễm giảm 57% và tỷ lệ phải điều trị tích cực giảm 95%.
Kết quả này được đưa ra sau hai tuần tiêm đủ hai liều vaccine cho khoảng 862.000 người, trong đó hơn 712.000 người tiêm vaccine CoronaVac và gần 0.000 người tiêm vaccine của Pfizer. Kết quả cho thấy vaccine của Pfizer hiệu quả 75% trong việc phòng lây nhiễm, và 99% trong việc giảm số ca phải điều trị tích cực, giảm 80% số ca tử vong.
Hong Kong (Trung Quốc) tung giải xổ số triệu đô để khuyến khích tiêm vaccine
Các công ty bất động sản lớn tại Hong Kong (Trung Quốc) mở giải xổ số với phần thưởng là một căn nhà trị giá 10,8 triệu đôla Hong Kong (1,4 triệu USD) dành cho những người tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Hình thức xổ số nói trên được áp dụng cho cư dân thường trú tại Hong Kong từ 18 tuổi trở lên, đối tượng bắt buộc phải tiêm đủ 2 mũi vaccine trước ngày 1/9.
Hà Lan tăng tốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thông báo nước này sẽ đẩy nhanh việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ ngày 5/6 tới, sớm hơn 4 ngày so với dự kiến trước đó.
Lào cho phép người dân tập thể dục ngoài trời trở lại
Trưa 29/5, Bộ Y tế Lào thông báo nước này chỉ ghi nhận 3 ca mắc mới COVID-19 trong vòng h qua, bao gồm 1 ca cộng đồng ở thủ đô Viêng Chăn và 2 ca nhập cảnh được cách ly ngay ở các tỉnh khác. Đây là con số mắc mới thấp nhất kể từ khi làn sóng dịch thứ 2 xuất hiện tại Lào vào cuối tháng 4 vừa qua.
Chính phủ Thụy Sỹ đổ lỗi cho cơ quan tình báo che giấu bí mật
Ngày 28/5, Chính phủ Thụy Sỹ đã đổ lỗi cho giới lãnh đạo cơ quan tình báo nước này vì đã che giấu bí mật liên quan việc một công ty của Thụy Sỹ trong nhiều thập kỷ qua đã bán các thiết bị mã hóa cho nhiều quốc gia, trong khi vẫn là bình phong của các cơ quan tình báo của Mỹ và Đức, đồng thời khẳng định nội các nước này vẫn chưa nắm được thông tin chi tiết về vụ việc.
Nhật Bản sẽ vẫn duy trì một số biện pháp phòng dịch sau khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết một số biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 có thể sẽ tiếp tục được áp dụng ngay cả khi thủ đô Tokyo, Osaka và 8 tỉnh khác được dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp sau ngày 20/6.
Trong một chương trình truyền hình ngày 29/5, ông Kato cho biết chính phủ có thể áp dụng tình trạng bán khẩn cấp, theo đó cho phép chính quyền địa phương áp dụng các hạn chế như yêu cầu các cửa hàng ăn uống đóng cửa sớm hơn.
ADB: Kinh tế Campuchia sẽ phát triển nhanh trong năm 2022
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 28/5 công bố báo cáo cho biết kinh tế Campuchia được dự báo tăng trưởng 4% trong năm 2021 và 5,5% trong năm 2022, nhờ sự phục hồi kinh tế của các đối tác thương mại lớn giúp tăng nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này.
Armenia và Azerbaijan bày tỏ thiện chí với nỗ lực giảm căng thẳng leo thang
Ngày 29/5, bình luận về tuyên bố của Nhóm Minsk của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) về vấn đề Nagorny-Karabakh, quyền Thủ tướng Armenia cho biết nước này sẵn sàng rút quân khỏi biên giới với Azerbaijan trong một nỗ lực nhằm giảm căng thẳng leo thang tại đây.
Colombia triển khai quân đội ứng phó với làn sóng biểu tình
Ngày 28/5, Tổng thống Colombia Ivan Duque thông báo quyết định triển khai binh sĩ tới Cali khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ bùng phát tại thành phố lớn thứ ba của nước này.
Biểu tình bạo lực khiến ít nhất 10 người thiệt mạng tại Cali, Colombia
Ngày 29/5, cơ quan chức năng Colombia cho biết ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình bạo loạn mới nhất tại thành phố Cali.
Các cuộc biểu tình tại Colombia bùng nổ từ ngày 28/4 vừa qua nhằm phản đối cải cách thuế do chính phủ đề xuất. Để giảm căng thẳng, chính phủ của Tổng thống Duque đã rút lại kế hoạch này, song làn sóng biểu tình vẫn tiếp diễn.
Vụ chìm thuyền ở Nigeria khiến hơn 70 người thiệt mạng
Ngày 28/5, lực lượng chức năng Nigeria thông báo đã tìm thấy thi thể của hơn 70 người trong một vụ lật thuyền xảy ra ngày 26/5 vừa qua ở bang Tây Bắc Kebbi.
Trung Quốc đã xử lý được điểm yếu động cơ máy bay quân sự
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết nước này đã phát triển vật liệu phủ mới cho động cơ, góp phần xử lý lỗ hổng kỹ thuật và tăng lực đẩy của động cơ.
Vật liệu phủ mới do Công ty Phát triển công nghệ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng Yuanke tại tỉnh Hà Bắc thiết kế. Vật liệu này có thể chịu đựng mức nhiệt 1.800 độ C và giúp bảo vệ động cơ khỏi nguy cơ ăn mòn đồng thời đảm bảo công suất cao hơn.
Trung Quốc phóng tàu vũ trụ chở hàng Thiên Chu-2
Vào lúc 20h55 ngày 29/5 (tức 19h55 cùng ngày, giờ Việt Nam), Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng Thiên Chu-2 (Tianzhou-2) vào quỹ đạo Trái Đất.
Tàu Thiên Chu-2 có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa, thiết bị và nhiên liệu phóng cho module Thiên Hòa (Tianhe) mới được phóng lên tháng 4 vừa qua. Trước đó, CMSA lên kế hoạch phóng tàu vũ trụ này vào ngày 19/5, song đã hoãn lại vì lý do kỹ thuật.