EU cấp phép tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 cho người từ 80 tuổi trở lên; Mỹ áp các biện pháp "phong tỏa ton diện" đối với các tổ chức ti chính cng v tư nhân lớn nhất của Nga; Nga lần đầu tiên trả nợ trái phiếu bằng đồng ruble… l tin tức thế giới đáng chú ý.
EU cấp phép tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 cho người từ 80 tuổi trở lên
Ngày 6/4, EMA - cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) - đã cấp phép tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 4 cho người từ 80 tuổi trở lên.
Trong thông báo chung với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), EMA cho biết mũi vaccine phòng COVID-19 thứ 4 (tức là mũi tăng cường thứ 2) có thể được tiêm cho người từ 80 tuổi trở lên sau khi đánh giá các dữ liệu về nguy cơ bệnh nặng cao hơn ở nhóm tuổi này và mức độ bảo vệ có được nhờ tiêm mũi 4. Tuy nhiên, cả hai cơ quan trên nhất trí vẫn còn quá sớm để xem xét việc sử dụng mũi vaccine thứ 4 cho toàn bộ người dân.
Liều vaccine thứ 4 có hiệu quả cao hơn gấp 3 lần so với phác đồ tiêm 3 mũi
Một nghiên cứu mới và toàn diện do các nhà khoa học Israel thực hiện đã khẳng định rằng liều thứ 4 của vaccine ngừa COVID-19 sẽ mang lại hiệu quả cao hơn gấp 3 lần so với phác đồ tiêm 3 liều trong việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh trở nặng ở những người từ 60 tuổi trở lên.
FDA Mỹ: Vaccine ngừa COVID-19 không thực sự hiệu quả trước 'Omicron tàng hình'
Ngày 6/4, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ cho rằng các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay không thực sự hiệu quả trong việc chống lại dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, còn gọi là "Omicron tàng hình".
Tuy nhiên, FDA Mỹ cho rằng các liều vaccine tăng cường vẫn có khả năng bảo vệ trước nguy cơ bệnh nặng so với chỉ việc chỉ tiêm 2 liều cơ bản.
Đức rút lại kế hoạch cách ly tự nguyện người mắc COVID-19
Bộ Y tế Đức thông báo tiếp tục thực hiện yêu cầu người mắc COVID-19 phải cách ly bắt buộc thay vì thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Theo Bộ trưởng Y tế liên bang Karl Lauterbach, COVID-19 không phải bệnh cảm cúm thông thường, do đó sau khi nhiễm bệnh phải thực hiện cách ly và chịu sự kiểm soát của cơ quan y tế.
Lào xem xét mở cửa hoàn toàn cho du khách nước ngoài
Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào vừa gửi đề xuất khuyến nghị Chính phủ Lào xem xét mở cửa trở lại hoàn toàn đất nước bắt đầu từ tháng 5 tới. Theo đề xuất, Lào sẽ mở cửa hoàn toàn cho các du khách đã tiêm phòng đầy đủ.
Theo đó, du khách phải có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ trước khi tới nước này. Khi đến Lào, du khách chỉ phải xét nghiệm nhanh và chờ không quá 2 tiếng để lấy kết quả thay vì phải xét nghiệm PCR và chờ 48 tiếng như hiện nay. Các du khách nước ngoài chưa tiêm phòng đầy đủ vẫn có thể nhập cảnh Lào với điều kiện phải thực hiện cách ly 7 ngày.
Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh đối với 106 quốc gia và vùng lãnh thổ
Tối 6/4, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức quyết định dỡ bỏ quy định hạn chế nhập cảnh trước đó được áp dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Từ ngày 8/4 tới, người nước ngoài đến từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Anh, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ… sẽ được không bị ràng buộc bởi quy định hạn chế nhập cảnh. Trong khi đó, 56 quốc gia và vùng lãnh thổ khác thuộc các khu vực Mỹ Latinh, châu Âu, Trung Đông, châu Phi vẫn tiếp tục thuộc diện hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản theo Luật Kiểm soát nhập cư.
Tổng thống Ukraine khẳng định quyết tâm hòa đàm với Nga
Hãng thông tấn quốc gia Ukraine (Ukrinform) ngày 6/4 dẫn lời Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Haberturk của Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định tiến trình đàm phán giữa Kiev và Moscow sẽ tiếp tục diễn ra.
Bên cạnh đó, Tổng thống Zelensky cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong sứ mệnh trung gian hòa giải của các quốc gia khác, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, đối với tiến trình đàm phán.
Ukraine đề xuất tìm kiếm mô hình mới sau xung đột
Theo tờ Bưu điện Jerusalem ngày 5/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kiev có kế hoạch dựa theo mô hình Israel, chứ không phải Thụy Sĩ sau cuộc xung đột với Nga, khi đề cập đến các vấn đề an ninh quốc gia. .
Nga muốn duy trì quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây
Ngày 6/4, hãng thông tấn Interfax dẫn phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết, Nga mong muốn duy trì quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây, ngay cả khi những nước này liên tiếp trục xuất các nhân viên ngoại giao của Moscow.
Ukraine thiết lập 11 hành lang nhân đạo
Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk thông báo nước này đã thiết lập 11 hành lang nhân đạo để cho phép dân thường rời khỏi các thành phố bị ảnh hưởng bởi xung đột và cung cấp viện trợ nhân đạo.
Chia sẻ trên Telegram, Phó Thủ tướng Vereshchuk nêu rõ các hành lang nhân đạo đã giúp mở các lối di chuyển an toàn từ 5 thị trấn thuộc Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine cùng 5 thị trấn và làng mạc ở Luhansk. Một hành lang nhân đạo cũng đã được thiết lập để tạo thuận lợi cho dân thường rời Mariupol ở Donetsk rời khỏi khu vực xảy ra giao tranh bằng phương tiện cá nhân.
Mỹ áp các biện pháp "phong tỏa toàn diện" đối với các tổ chức tài chính công và tư nhân lớn nhất của Nga
Ngày 6/4, Nhà Trắng thông báo thêm nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngân hàng công và tư nhân lớn tại Nga, cùng một số cá nhân tại nước này nhằm gia tăng áp lực về kinh tế với Moscow liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Theo đó, Mỹ áp các biện pháp "phong tỏa toàn diện" đối với các tổ chức tài chính công và tư nhân lớn nhất của Nga, gồm Sberbank và Alfa Bank, đồng thời tuyên bố cấm mọi khoản đầu tư mới của Mỹ vào Nga.
Các biện pháp trừng phạt mới cũng nhằm vào các con gái của Tổng thống Valdimir Putin là Maria Vorontsova và Katerina Tikhonova và vợ cũ của ông, bà Lyudmila Shkrebneva. Bên cạnh đó, vợ và con gái Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, các thành viên Hội đồng An ninh Nga, gồm cựu Tổng thống và cựu Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng Thủ tướng Mikhail Mishustin, cũng chịu ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt mới từ Mỹ.
Hy Lạp thông báo quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga
Ngày 6/4, Bộ Ngoại giao Hy Lạp cho biết nước này sẽ yêu cầu 12 nhà ngoại giao Nga về nước nhằm phản đối cuộc xung đột tại Ukraine, tuyên bố các nhà ngoại giao này là những nhân vật không được hoan nghênh.
Nga lần đầu tiên trả nợ trái phiếu bằng đồng ruble
Bộ Tài chính Nga ngày 6/4 ra thông báo cho biết đã lần đầu tiên thực hiện nghĩa vụ tài chính bằng đồng ruble đối với trái phiếu châu Âu (Eurobond) có chủ quyền "Russia-2022" và "Russia-2042" cho các chủ sở hữu nước ngoài với số tiền 649,2 triệu USD, do ngân hàng đại lý nước ngoài từ chối thực hiện lệnh bằng ngoại tệ.
Để thực hiện các khoản thanh toán này, Bộ Tài chính Nga đã chuyển tiền cho Công ty Cổ phần Lưu ký Thanh toán Quốc gia theo tỷ giá hối đoái chính thức của Ngân hàng Trung ương Nga ngày 4/4.
Mỹ hối thúc Triều Tiên trở lại đối thoại
Ngày 6/4, chính quyền Mỹ đã hối thúc mạnh mẽ Triều Tiên trở lại đối thoại, khẳng định rằng Washington sẵn sàng thảo luận “bất cứ quan ngại nào” của Bình Nhưỡng.
Đặc phái viên phụ trách các vấn đề Triều Tiên của Mỹ Sung Kim cho biết ông “chân thành” hy vọng Bình Nhưỡng sẽ hồi đáp một cách tích cực đồng thời cũng lưu ý rằng Triều Tiên vẫn chưa trả lời bất cứ lời đề nghị nào của phía Mỹ.
Iran cắt giảm năng lực làm giàu urani nếu đạt thỏa thuận khôi phục JCPOA
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình tiếng Arab Al-Alam, ông Mohammad Eslami, Chủ tịch Tổ chức Năng lượng hạt nhân Iran (AEOI), cho biết nếu các cuộc đàm phán ở Vienna đạt thỏa thuận thì Iran sẽ thực hiện đúng giới hạn số lượng máy ly tâm được quy định trong thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 20. Khi đó, Iran sẽ không đưa ra các quyết định mới mà tiếp tục tuân thủ thỏa thuận đã ký năm 20 với nhóm P5+1 gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Hungary tuyên bố sẵn sàng thanh toán khí đốt Nga bằng đồng ruble
Hôm 6/4, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố rằng đất nước này sẵn sàng chấp nhận thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng ruble nếu Moscow yêu cầu.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Peter Szijjarto cũng chỉ rõ rằng các hợp đồng khí đốt là vấn đề giữa Hungary và Nga, EU “không có vai trò gì” trong thỏa thuận này.'
Bộ trưởng Đức kêu gọi tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ trong nước
Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (FDP), đồng thời là Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 6/4 đã kêu gọi nước này tiến hành thăm dò trữ lượng dầu khí ở trong nước để đối phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung từ Nga trong thời gian tới.
Thủ lĩnh được cho đã chết của al-Qaeda bất ngờ tái xuất trong video
Theo đài Sputnik (Nga), trong một video kéo dài khoảng 9 phút, Ayman al-Zawahiri - người kế nhiệm Osama bin Laden lãnh đạo mạng lưới khủng bố al-Qaeda - đã kêu gọi người Hồi giáo ở Ấn Độ phản đối những áp bức chống Hồi giáo. Đoạn phim mới về tên khủng bố khét tiếng đã làm dấy lên những câu hỏi liên quan đến cái chết đồn đoán của nhân vật này.
Thủ tướng Liban kêu gọi đoàn kết để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng
Thủ tướng Liban Najib Mikati ngày 6/4 đã kêu gọi tất cả các đảng phái chính trị ở nước này hợp tác để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.
Thủ tướng Mikati khẳng định nội các của ông sẽ tiếp tục nỗ lực đưa đất nước tiến lên trên con đường phục hồi, bất chấp những thách thức nghiêm trọng về kinh tế và xã hội ở Liban.
Chính phủ Israel đứng trước nguy cơ tan rã
Chính phủ Israel đang đứng trước nguy cơ tan rã và phải tổ chức bầu cử lại sau khi nữ nghị sĩ Idit Silman thuộc đảng Yamina, hiện đảm nhiệm vị trí người đứng đầu liên minh 8 đảng trong Knesset (Quốc hội) Israel, bất ngờ tuyên bố từ chức vào ngày 6/4.
Nhà du hành vũ trụ Mỹ khẳng định quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp Nga trên ISS
Sau gần một tuần từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trở lại Trái Đất, phi hành gia thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Mark Vande Hei cho biết mối quan hệ giữa các nhà du hành vũ trụ của Mỹ và Nga vẫn tốt đẹp khi ở trên ISS, bất chấp mâu thuẫn giữa hai nước liên quan xung đột tại Ukraine.
Intel ngừng hoạt động kinh doanh tại Nga
Công ty sản xuất chip hàng đầu của Mỹ Intel Corp ngày 5/4 cho biết đã đình chỉ hoạt động kinh doanh ở Nga, trở thành công ty công nghệ phương Tây mới nhất rút khỏi Moscow theo sau một loạt công ty khác sau khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Trứng sôcôla Kinder Surprise bị thu hồi tại 7 nước châu Âu
Tập đoàn sản xuất bánh kẹo Ferrero nổi tiếng của Italy ngày 5/4 thông báo đã thu hồi sản phẩm trứng sôcôla Kinder Surprise tại 7 nước châu Âu do nghi ngờ sản phẩm này có liên quan tới hàng chục ca nhiễm khuẩn salmonella trong bối cảnh chưa đầy hai tuần nữa là đến Lễ Phục sinh.