Tiếp tục chương trình lm việc, sáng 14/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thng qua các Tờ trình của Chính phủ về Đề án điều chỉnh địa giới hnh chính huyện, xã.
Theo Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập để thành lập mới huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Bình Phước tăng 1 đơn vị hành chính cấp huyện (từ 7 huyện và 3 thị xã thành 8 huyện và 3 thị xã), số đơn vị hành chính cấp xã không thay đổi.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Theo Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Long Mỹ và 04 phường thuộc thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Long Mỹ và 4 phường thuộc thị xã Long Mỹ thì tỉnh Hậu Giang tăng 1 đơn vị hành chính cấp huyện (từ 1 thành phố, 1 thị xã, 5 huyện thành 1 thành phố, 2 thị xã, 5 huyện) và tăng 2 đơn vị hành chính cấp xã (từ 12 phường, 8 thị trấn và 54 xã thành 16 phường, 6 thị trấn và 54 xã).
Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Duyên Hải và 2 phường thuộc thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh cho thấy sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Duyên Hải thì tỉnh Trà Vinh tăng 1 đơn vị hành chính cấp huyện (từ 1 thành phố và 7 huyện thành 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) và tăng 1 đơn vị hành chính cấp xã (từ 85 xã, 9 phường và 11 thị trấn thành 85 xã, 11 phường và 10 thị trấn).
Đề án điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập thị xã Phổ Yên và 4 phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công và thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên cho thấy sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập thị xã Phổ Yên và thành phố Sông Công thì tỉnh Thái Nguyên không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện (9 đơn vị) và cấp xã (180 đơn vị) nhưng có chuyển 1 huyện thành 1 thị xã, 1 thị xã thành 1 thành phố (từ 1 thành phố, 1 thị xã , 7 huyện thành 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện) và chuyển 3 thị trấn, 2 xã thành 5 phường (từ 25 phường, 13 thị trấn và 142 xã thành 30 phường, 10 thị trấn và 140 xã.)
Theo Đề án thành lập thị xã Giá Rai và 3 phường thuộc thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, sau khi thành lập thị xã Giá Rai và 3 phường thuộc thị xã Giá Rai thì tỉnh Bạc Liêu không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện (7 đơn vị) và cấp xã (64 đơn vị) nhưng có chuyển 1 huyện thành 1 thị xã (từ 1 thành phố, 6 huyện thành 1 thành phố, 1 thị xã, 5 huyện) và chuyển 2 thị trấn, 1 xã thành 3 phường (từ 7 phường, 7 thị trấn, 50 xã thành 10 phường, 05 thị trấn, 49 xã).
Theo Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện, xã để mở rộng địa giới hành chính thị xã Sầm Sơn, thị trấn Nông Cống thuộc huyện Nông Cống, thị trấn Rừng Thông thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tỉnh Thanh Hóa không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện (27 đơn vị), nhưng có giảm 2 xã (từ 579 xã, 30 phường và 28 thị trấn thành 577 xã, 30 phường và 28 thị trấn).
Trước khi biểu quyết thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận cụ thể từng Đề án. Qua thảo luận, nhiều đại biểu cho rằng, sau khi thành lập, chia tách sẽ làm tăng ngân sách, chi phí xây dựng trụ sở mới, tăng chi trả lương cho biên chế.
Một số đại biểu băn khoăn sẽ lấy nguồn lực ở đâu để đầu tư cho các địa phương sau khi thành lập và thành lập mới. Vì vậy, các đại biểu cho rằng, dù tán thành với Tờ trình của Chính phủ nhưng các địa phương cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương và đáp ứng sự phát triển ở địa phương.
Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền đề nghị phải tách rõ khoản nào cần đầu tư từ ngân sách, khoản nào sẽ được xã hội hóa, kêu gọi từ các nguồn đầu tư khác để xem xét tính khả thi của từng đề án.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với đề án của Chính phủ, nhưng đề nghị, với những đề án điều chỉnh, mở rộng địa giới thì cố gắng điều chỉnh trong nội bộ tỉnh, không làm tăng thêm biên chế.
Về nguồn lực từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, cần phải bảo đảm sự công bằng, căn cứ vào điều kiện, xuất phát điểm của từng tỉnh để quyết định.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu những đề án đề nghị mở rộng đều hợp lý vì là những vùng đang phát triển mạnh, đòi hỏi cần mở rộng. Vấn đề đặt ra là mô hình tổ chức chính quyền tiếp theo như thế nào.
Theo Chủ tịch Quốc hội, không nên đặt vấn đề bầu lại Hội đồng Nhân dân ở những đơn vị hành chính này, mà nên áp dụng công thức “ai ở đâu về đấy,” ở các vùng mới thành lập thì cũng “ai ở đâu về đấy, khuyết một chút cũng được.” Ủy ban Nhân dân cơ bản sẽ được tổ chức theo phương thức lâm thời, chỉ định, chưa cần tổ chức bầu cử. Sang năm, khi cả nước tổ chức bầu cử, các địa phương này sẽ tiến hành bầu cử khóa mới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, sau lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tạm dừng việc quyết định điều chỉnh, thành lập, chia tách, nhập các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh để xây dựng bộ tiêu chí mới. Sau khi có bộ tiêu chí mới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét các đề nghị điều chỉnh, thành lập, chia tách, nhập các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh.