Tổng cục Hải quan thng tin về việc tờ khai xuất khẩu gạo mở vo “giờ hiểm”

Nguyễn Cúc| 14/04/2020 :20
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trước thng tin một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, hải quan thực hiện khng minh bạch việc mở tờ khai xuất khẩu gạo vo giờ “hiểm” từ 0 giờ 30 đến 3 giờ sáng 12/4, chiều 14/4, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan (TCHQ) Nguyễn Văn Cẩn đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề ny.

Ngày 12/4, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng Sông Cửu Long phản ánh không thể tham gia xuất khẩu gạo trong tháng 4 vì bất cập trong việc đăng ký tờ khai hải quan (đăng ký trực tuyến). Về vấn đề này, chiều 14/4, ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục Trưởng TCHQ khẳng định: Việc đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu gạo lần này là hoàn toàn minh bạch, đúng với quy định của pháp luật, không có sự can thiệp, tác động chủ quan của công chức hải quan.

Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS/VCIS) của hải quan Việt Nam do Chính phủ Nhật  viện trợ hoạt động theo nguyên tắc xử lý tự động. Theo đó, các doanh nghiệp đăng ký tờ khai và thực hiện thủ tục hải quan /7 tức là không có ngày nghỉ và doanh nghiệp có thể kê khai mọi lúc, mọi nơi.

t3.jpg
Tổng cục Hải quan khẳng định việc đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu gạo hoàn toàn minh bạch

“Hệ thống được mở theo đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là cho các doanh nghiệp tự động đăng ký tờ khai giống như các hàng hóa khác nhưng khác với điều kiện là giới hạn trong vòng 400.000 tấn gạo theo hạn ngạch theo quyết định Bộ Công thương thì hệ thống dừng lại. Từ 0 giờ ngày 12/4 đến 6 giờ phút ngày 12/4, các doanh nghiệp đã đăng ký tờ khai và trên hệ thống thể hiện là 399.999,73 tấn, tức là còn dư 11 tấn. Do vậy, các doanh nghiệp đăng ký tờ khai lớn hơn 11 tấn thì đều không đươc hệ thống chấp nhận”, ông Nguyễn Văn Cẩn nói.

Theo Tổng cục trưởng TCHQ, ngay khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc dừng xuất khẩu gạo và xem xét giữa an ninh lương thực và đảm bảo xuất khẩu, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã kiến nghị bằng văn bản với Bộ Công Thương và Chính phủ là phải cân đối, mua đủ lượng gạo dự trữ Quốc gia thì mới xuất khẩu. 

Chỉ tiêu kế hoạch mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa thường. Trước tình hình xuất khẩu tăng, nên các doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ Quốc gia (đến ngày 4/3 đã trúng thầu 178.000/190.000 tấn kế hoạch) và có tình trạng kéo dài thời gian ký hợp đồng cũng như không thực hiện thương thảo hợp đồng. “Chúng tôi kiến nghị là để minh bạch thì đòi hỏi lượng gạo dự trữ được mua đủ thì mới cân đối xuất khẩu”, ông Nguyễn Văn Cẩn nói.

Ông Nguyễn Văn Cẩn cũng kiến nghị: Cần xem xét đấu thầu hạn ngạch hoặc vẫn cho trừ lùi trên hệ thống tờ khai hải quan như hiện nay nhưng phải khống chế lượng tờ khai tối đa là bao nhiêu. Phía hải quan sẽ cập nhật 1 tiếng một lần trên website của TCHQ về số lượng doanh nghiệp.

Theo Tổng cục trưởng TCHQ, như thế mới đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo xuất khẩu của doanh nghiệp cũng như người nông dân. Để kịp thời cung cấp thông tin về lượng gạo xuất khẩu đã được đăng ký mở tờ khai hải quan, Tổng cục Hải quan đã bổ sung thông tin thống kê về tình hình đăng ký xuất khẩu gạo trên trang chủ của Cổng thông tin điện tử hải quan www.customs.gov.vn. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người dân sẽ được cập nhật định kỳ 60 phút về lượng gạo đã được mở tờ khai đăng ký xuất khẩu trong tháng, lượng gạo đã thực xuất trong tháng và số lượng hạn ngạch xuất khẩu còn lại trong tháng.  Ngoài ra, tại địa chỉ https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Default.aspx sẽ có các thông tin đầy đủ hơn về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam, bao gồm cả các số liệu cụ thể về lượng, trị giá xuất khẩu thực tế, thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng gạo của Việt Nam.

Trước đó, ngày 10/4, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2827/VPCP-KTTH về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, theo đó Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý chủ trương, phương án, số lượng gạo xuất khẩu trong tháng 4/2020 theo đề xuất của Bộ Công Thương.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép xuất khẩu theo đề xuất của Bộ Công Thương, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách; kịp thời cung cấp số liệu xuất khẩu gạo theo đề nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo. Ngày 10/4, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT về việc công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo (HS 10.06) trong tháng 4/2020, với số lượng 400.000 tấn.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng cục Hải quan thng tin về việc tờ khai xuất khẩu gạo mở vo “giờ hiểm”