Tổng Thư ký Quốc hội: Kỳ họp thứ 2 diễn ra thnh cng tốt đẹp, c 2 điểm đổi mới

Ngọc Mai| 13/11/2021 :59
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tại họp báo cng bố kết quả Kỳ họp thứ 2, Quốc hội kha XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phng Quốc hội B i Văn Cường cho biết, kỳ họp lần ny đã diễn ra thnh cng tốt đẹp v c 2 điểm đổi mới.

tong-thu-ky-quoc-hoi-ky-hop-thu-2-thanh-cong-tot-dep-va-co-2-dieu-moi.jpg
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo

Ngày 13/11, ngay sau Lễ bế mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Thông qua 2 luật, 12 Nghị quyết

Theo báo cáo của Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn, kỳ họp diễn ra trong 16,5 ngày, chia làm 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và tập trung, tận dụng thời gian làm việc cả thứ 7, Chủ nhật.

Về công tác lập pháp, Quốc hội đã thông qua 2 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục-Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Thông qua 5 nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù 4 địa phương (TP. Hải Phòng, các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế) và Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến

Quốc hội đã cho ý kiến đối với Dự án Luật Cảnh sát cơ động, Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), Dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Về nhiệm vụ xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 nghị quyết: Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.

Quốc hội cũng xem xét, thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Theo đó kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 phải gắn với Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thực chất, hiệu quả hơn, củng cố nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn tài chính và an toàn tiền tệ quốc gia. yêu cầu Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, hoàn thành trước tháng 4/2022, báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này hằng năm; giữa nhiệm kỳ và cả nhiệm kỳ.

Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) và Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Về giám sát tối cao, Quốc hội đã dành 2,5 ngày chất vấn Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến các vấn đề về chiến lược phòng, chống dịch, vaccine, quản lý giá xét nghiệm, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế, năng lực của hệ thống y tế cơ sở, đội ngũ cán bộ y tế; việc thực hiện các gói hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội, giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động, bảo vệ quyền trẻ em, công tác cứu trợ, thiện nguyện; bảo đảm chất lượng dạy và học, an toàn trường học, y tế học đường, tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia; giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, việc phân bổ, giao kế hoạch và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, các dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.

Các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành, Vũ Đức Đam và các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác đã tham gia trả lời, giải trình làm rõ thêm vấn đề chất vấn. Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt Chính phủ báo cáo làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Theo ông Tuấn, kết quả kỳ họp tiếp tục khẳng định trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết tâm cao của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị tổ chức và tiến hành kỳ họp, bảo đảm hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, thể hiện rõ các đại biểu Quốc hội là người đại diện của Nhân dân, gắn bó chặt chẽ với Nhân dân, được cử tri và Nhân dân giám sát chặt chẽ.

Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương ban hành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chiến lược ngoại giao vaccine, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước; triển khai hiệu quả Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; nghiên cứu ban hành hướng dẫn tiêm vaccine cho trẻ em ở các độ tuổi trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho ngành y tế; rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ lực lượng tham gia phòng, chống dịch; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách hỗ trợ lao động tự do, người dân có hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm an sinh xã hội và sự công bằng trong thụ hưởng, không để sót, bỏ lọt đối tượng,…

Xem xét Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 và Quốc hội cho rằng, công tác này về cơ bản đã hoàn thành được mục tiêu đề ra và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số chính sách, quy định về bảo hiểm xã hội chưa đi vào cuộc sống, việc phát triển lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp, còn tình trạng lạm dụng, trục lợi từ Quỹ bảo hiểm xã hội,...

Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; thực hiện các giải pháp đồng bộ để duy trì và mở rộng đối tượng tham gia.

Cần có phiên họp chuyên đề dự kiến vào cuối tháng 12/2021

Tại họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã thống nhất cần có phiên họp chuyên đề dự kiến vào cuối tháng 12/2021 và đầu tháng 1/2022. Trong văn bản, chúng tôi đã đề nghị Chính phủ chuẩn bị kỹ hồ sơ, tài liệu để trình theo đúng quy định của pháp luật. Ngay sau khi nhận đủ tài liệu mà Chính phủ gửi và đảm bảo chất lượng thì sẽ báo cáo Quốc hội để tổ chức phiên họp sắp tới để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra."

Cũng theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, trong Đề án đổi mới hoạt động của Quốc hội đã chú trọng vào việc điều chỉnh hình thức tổ chức các kỳ họp. Nếu trước đây Quốc hội thường chỉ họp 2 kỳ/năm nhưng căn cứ vào tình hình thực tế, cần phải thay đổi theo hướng linh hoạt để giải quyết những vấn đề đặt ra.

“Nếu họp 6 tháng/lần mà phát sinh những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì sẽ chậm, ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì vậy cần phải sửa lại nội quy kỳ họp theo hướng linh hoạt hơn, thậm chí có những việc cấp bách thì Quốc hội có thể họp trực tuyến như vừa rồi," ông Bùi Văn Cường cho biết. Hiện Chính phủ đã trình 7 vấn đề, trong đó có 2 vấn đề phải báo cáo cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội. Còn 5 vấn đề, cơ quan của Quốc hội cũng đang phối hợp với các cơ quan có liên quan của Chính phủ để xem xét, chuẩn bị kỹ lưỡng để khi trình ra Quốc hội phải đảm bảo chất lượng tốt.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, kỳ họp lần này đã diễn ra thành công tốt đẹp và có 2 điểm đổi mới:

Thứ nhất là ra Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt có định lượng cụ thể, có tiến độ thời gian và có đầu việc cụ thể, để giao cơ quan chức năng chuẩn bị báo cáo trình Quốc hội, đặc biệt là giám sát sau chất vấn, để đảm bảo trả lời chất vấn phải được Quốc hội ra Nghị quyết và Nghị quyết sẽ được giám sát, đúng ngày giờ phải giải trình.

Đổi mới thứ hai là vấn đề chất vấn trực tiếp và trực tuyến (do đoàn ĐBQH TP.HCM có đại biểu mắc Covid-19-PV). Bằng hình thức này, đoàn ĐBQH TP.HCM vẫn được biểu quyết, được phát biểu, đặc biệt được chất vấn.

“Từ những kinh nghiệm này, trên cơ sở tiếp tục xem xét, hoàn thiện những yêu cầu về chất vấn, trả lời chất vấn, vấn đề ra Nghị quyết, cũng như giám sát khâu chất vấn là rất quan trọng, đảm bảo vừa thích ứng linh hoạt, đạt yêu cầu đổi mới, để thấy rằng Quốc hội bắt nhịp hơi thở cuộc sống, thực hiện tốt nhiệm vụ cử tri, nhân dân cả nước giao phó cho Quốc hội”- Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng Thư ký Quốc hội: Kỳ họp thứ 2 diễn ra thnh cng tốt đẹp, c 2 điểm đổi mới