Tin địa phương

TP Hạ Long hướng tới giá trị “Nhân dân hạnh phúc”

Hoàng Hà 11/01/2025 - 14:18

Bám sát các mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết 78-NQ/TU, Bí thư Thành ủy Hạ Long yêu cầu mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, xóa dần khoảng cách các xã với khu vực trung tâm hướng tới giá trị “Nhân dân hạnh phúc”.

Hoàn thành các quy hoạch ‘xương sống’

Với mục tiêu khơi thông điểm nghẽn về phân bổ nguồn lực, giảm dần chênh lệch vùng miền, mở rộng hướng phát triển về khu vực phía Bắc, giữ vững tiêu chí đô thị loại I, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, ngày 02/01/20, Ban Thường vụ Thành ủy Hạ Long đã ban hành Nghị quyết số 78-NQ/TU về ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế các xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

z6211678443337_1705c3392db4847e6a3c9ded51a721.jpg
Ông Vũ Quyết Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hạ Long yêu cầu mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, xóa dần khoảng cách các xã với khu vực trung tâm hướng tới giá trị “Nhân dân hạnh phúc”.

Qua một năm triển khai thực hiện, bên cạnh thuận lợi, cũng có không ít khó khăn, nhất là những thiệt hại to lớn do cơn bão số 3 gây ra, nhưng với sự chủ động, tích cực của cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể từ Thành phố đến cơ sở, sự tham gia hưởng ứng của nhân dân, Nghị quyết 78-NQ/TU đã đạt được những kết quả tích cực bước đầu.

Xác định quy hoạch là “xương sống” để triển khai các chiến lược kinh tế, xã hội, Thành phố đã phê duyệt 10 Quy hoạch chung xây dựng xã và 10 Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm xã cho các xã: Sơn Dương, Dân Chủ, Bằng Cả, Tân Dân, Quảng La, Hòa Bình, Vũ Oai, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng.

z6211678427295_42a2ec9952601a94ef043070d39b92.jpg
Khởi công Dự án cải tạo hạ tầng Khu vực trung tâm xã Hòa Bình, TP Hạ Long.

UBND tỉnh đã phê duyệt 5 đồ án Quy hoạch phân khu thuộc khu vực phía Bắc Thành phố, trong đó xã Lê Lợi và Thống Nhất thuộc các phân khu 11, 12, 13, 14, làm cơ sở đầu tư hạ tầng trong thời gian tới.

Năm 20, TP Hạ Long đã dành trên 980 tỷ đồng để đầu tư cho gần 70 công trình hạ tầng các xã. Nổi bật là các công trình đầu tư, cải tạo hạ tầng trung tâm các xã, trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, cải tạo trường lớp, phòng học từ bậc mầm non đến THCS, các tuyến đường giao thông trục chính của xã và đường giao thông khu dân cư, nhà văn hóa, cầu, ngầm tràn, hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp...

z6211678418037_689327bf343d927992b82e976b89d8af.jpg
Khởi công xây dựng Dự án cầu thay thế tràn qua suối ở xã Tân Dân.

Đặc biệt, Thành phố đã khởi công đầu tư 4 dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho các xã với tổng kinh phí trên 228 tỷ đồng.

Trong đó, dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại các xã Sơn Dương, Đồng Lâm, Vũ Oai, Hoà Bình, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 5/2025; dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tại các xã Dân Chủ, Quảng La, Bằng Cả và Tân Dân, dự kiến hoàn thành trong tháng 7/2025; dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch tập trung tại xã Kỳ Thượng, Đồng Sơn, dự kiến hoàn thành trong tháng 6/2025.

4 dự án sẽ cung cấp nước sạch cho trên 80% người dân các xã, theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngoài ra, trong năm 20, Thành phố đã phối hợp với ngành điện đầu tư xây dựng các dự án và thực hiện các giải pháp đảm bảo cho nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là tại các xã vùng cao được sử dụng điện an toàn và nâng cao chất lượng điện.

Dự án “Thắp sáng đường quê” do Hội Cựu chiến binh Thành phố đảm nhiệm cũng đã hoàn thành, đưa điện chiếu sáng từng ngõ xóm, phục vụ sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

Cùng với đó, Thành phố tiếp tục đẩy mạnh triển khai hạ tầng viễn thông trên địa bàn các xã với 100% khu vực trung tâm được phủ sóng.

Đa dạng các mô hình kinh tế

Với định hướng xây dựng khu vực các xã vùng cao của TP Hạ Long thành vùng trồng cây dược liệu lớn, sản xuất hàng hóa tập trung nhiều mô hình kinh tế theo chuỗi liên kết sản xuất bước đầu đã được đưa vào triển khai trên địa bàn.

Nổi bật như mô hình liên kết trồng sâm nam và sâm cát của Công ty TNHH đầu tư phát triển CMT với hợp tác xã Đồng Vang và các hộ dân thuộc thôn 2 xã Dân Chủ.

Ở mô hình này, HTX Đồng Vang sẽ góp vốn sản xuất cùng với Công ty THHH đầu tư phát triển CMT, các hộ dân sẽ trồng và chăm sóc cây trên đất của mình cho đến khi được thu hoạch. Công ty sẽ chịu trách nhiệm chế biến, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, lợi ích chia theo thỏa thuận.

Ngoài ra, 5 nhà đầu tư gồm: Công ty CP dược liệu Kinh Sâm, Công ty CP tập đoàn Rừng Vàng, Công ty TNHH Hoàng Kim Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Anh Quân, Hợp tác xã phát triển du lịch cộng đồng và nông nghiệp bền vững Khải Hương, Công ty TNHH xuất nhập khẩu TBG cũng đang nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư trồng, chế biến dược liệu, nông sản và chăn nuôi hữu cơ trên địa bàn các xã theo mô hình liên kết sản xuất.

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế địa phương và phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, trong năm, Thành phố đã chỉ đạo thực hiện duy trì và mở rộng các vùng sản xuất tập trung như vùng trồng ổi, mía tím, dưa hấu tại xã Sơn Dương, trồng na ở xã Thống Nhất, địa liền, gừng gió ở xã Đồng Lâm, trồng sâm nam tại Tân Dân, Kỳ Thượng, trồng tre tại xã Đồng Lâm, chăn nuôi gà tại Đồng Lâm, Đồng Sơn, Bằng Cả...

z6211678407949_66f8c0616b79c72b31a1260ed4987788.jpg
Phát triển nông nghiệp bền vững theo mô hình liên kết sản xuất.

Cùng với sản xuất nông nghiệp, các khu vực nông thôn, miền núi của TP Hạ Long đều có lợi thế để phát triển du lịch về cảnh quan thiên nhiên, những nét đẹp về văn hóa, tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Do đó, Thành phố đã đẩy mạnh thực hiện Đề án Phát triển Du lịch, trong đó tập trung vào phát triển du lịch vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp trải nghiệm nông nghiệp… tại khu vực phía Tây và phía Bắc vịnh Cửa Lục; du lịch văn hóa cộng đồng tại khu vực phía Đông và vùng đồi núi phía Bắc, khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng.

Năm 20, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 107,3 triệu đồng/người/năm (tăng 141,7% so với năm 2023), đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Dự kiến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 120 triệu đồng/người/năm.

Phát triển văn hóa – xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, củng cố an ninh vững chắc

Năm 20, công tác giáo dục tại các xã nông thôn tiếp tục được quan tâm. 28/28 trường của các xã thuộc các cấp học đạt chuẩn, 14/17 lớp xóa mù chữ tại các xã đã thực hiện xong chương trình xoá mù chữ của học kỳ I, giai đoạn 2; phấn đấu hết năm 2025, thực hiện xong việc xóa mù chữ mức 2 cho 100% người dân.

Thành phố cũng thực hiện luân chuyển gần 70 giáo viên lên vùng cao dậy học, tạo ra chuyển biến tích cực trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, từng bước kéo gần khoảng cách giáo dục giữa miền núi với miền xuôi.

Cùng với đó, Thành phố triển khai 11 dự án xây mới, mở rộng, cải tạo, sửa chữa các trường học đảm bảo đạt chuẩn về cơ sở vật chất.

Năm 20, tổng số lao động được giải quyết việc làm của 12 xã là 1.298 người/1.100 người, đạt 118% kế hoạch năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực 12 xã đạt khoảng 90%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 65,6%.

Việc đảm bảo môi trường sống, dịch vụ y tế, an sinh xã hội cho người dân cũng được quan tâm thực hiện.

Thành phố cũng tiếp tục duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống trên địa bàn; nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội truyền thống, gắn với phát triển du lịch, hướng dẫn các xã tổ chức các lễ hội truyền thống như, Lễ hội Đền vua Lê, Hội làng Bằng Cả…. Đến nay, một số lễ hội được tổ chức theo hướng mở rộng quy mô, gắn kết giữa công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các lễ hội.

z6211678426072_b9ab03b0a0ee6b6ad38e43b779f3b569.jpg
z6211678445474_e30d362709a002cd9b32bc4edc522002.jpg
Duy trì các lễ hội truyền thống địa phương.

Năm 20, 12 xã đã hoàn thành các nhiệm vụ về an ninh quốc phòng. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được thực hiện tốt với 42 mô hình; 9/12 địa bàn xã đáp ứng đủ tiêu chí xét công nhận xã sạch ma túy.

Bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, những cách làm sáng tạo, hiệu quả, TP Hạ Long đang đưa Nghị quyết 78-NQ/TU bám rễ vào cuộc sống. Nông thôn miền núi của Hạ Long đang bừng lên sức sống mới, diện mạo mới.

Đưa nông thôn Hạ Long vươn tầm cao mới

Nghị quyết 78 đã xác định mục tiêu tổng quát và 10 chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 phải hoàn thành, vì vậy, Bí thư Thành ủy Hạ Long đề nghị các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở tiếp tục bám sát các mục tiêu, giải pháp của Nghị quyết 78, quyết liệt chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả, toàn diện, đúng tiến độ gắn với hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ 25, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Trong đó mục tiêu cao nhất là phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, xóa dần khoảng cách các xã với khu vực trung tâm hướng tới giá trị “Nhân dân hạnh phúc”.

z6211678423882_8b6358766675d995381b48c535e3f892.jpg
Hạ Long hướng tới giá trị “Nhân dân hạnh phúc”.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, nhất là ở các xã, phải có quyết tâm chính trị cao, đổi mới, lan tỏa mạnh mẽ tư duy “nghĩ lớn - làm lớn”, khát vọng xây dựng quê hương đổi mới, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại để phát huy nội lực, vai trò chủ thể, sức sáng tạo, sự vào cuộc tích cực của người dân, cộng đồng dân cư trong khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ 6 dự án hạ tầng trung tâm các xã và 4 dự án cấp nước sạch đã khởi công, khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, khởi công dự án cải tạo chỉnh trang hạ tầng trung tâm xã Vũ Oai. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Hạ Long - Thành phố của Hoa”.

Tập trung triển khai các giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch cộng đồng. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, tập trung trồng rừng thay thế các diện tích rừng bị gãy, đổ do ảnh hưởng của bão số 3.

Đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi liên kết nhằm gia tăng chất lượng, ổn định thị trường tiêu thụ với phương châm "cộng đồng trách nhiệm, lan tỏa lợi ích".

Tiếp tục tập trung khơi thông nguồn lực văn hóa, con người, xác định đây là yếu tố nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững, là các trụ cột quan trọng để gia tăng những giá trị cốt lõi của địa phương. Chuyển hóa các di sản và bản sắc dân tộc trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho sự phát triển bền vững.

Tiếp tục cải cách hành chính, chuyển đổi số, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị có liên quan với cấp ủy, chính quyền các xã; nhất là trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện ngay từ cơ sở.

Xây dựng hệ thống chính trị các xã vững mạnh, tập trung chỉ đạo, triển khai chặt chẽ các nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức thành công Đại hội chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở tiến tới Đại hội Đảng bộ các xã nhiệm kỳ 2025 - 2030 theo kế hoạch, tiến độ đã đề ra gắn với phát động các phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn trong năm 2025.

Tin tưởng rằng Nghị quyết 78-NQ/TU sẽ tạo ra động lực và “đòn bẩy”, đưa nông thôn Hạ Long vươn tầm cao mới, hình thành vùng dược liệu lớn, sản xuất hàng hóa tập trung, hạ tầng cơ sở hiện đại và chất lượng đời sống nhân dân tiệm cận với thành thị, góp phần thực hiện mục tiêu chung xây dựng TP Hạ Long “Kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP Hạ Long hướng tới giá trị “Nhân dân hạnh phúc”