Ngày 6/1, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023 và triển khai nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 20. Tham dự hội nghị có: Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Hồ Hải; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Nguyễn Thị Lệ; cùng các thường trực UBND TP.HCM.
Cần giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% năm 20
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, hội nghị tập trung đánh giá những điểm nổi bật trong 2023, sự điều hành của UBND TP.HCM, sự phối hợp tham mưu của các sở ngành, địa phương. Đồng thời, thảo luận sâu nhiệm vụ trọng tâm và những giải pháp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ 20, một năm còn nhiều khó khăn chuyển tiếp từ các năm qua. Đặc biệt 20 là năm tăng tốc để kết thúc nhiệm kỳ 2021-2025.
Trên cơ sở này, ông Phan Văn Mãi đề nghị hội nghị tập trung 2 nhóm vấn đề quan trọng.
Cụ thể, về kết quả 2023, ông đề nghị hội nghị tập trung phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế để rút ra các bài học tiếp tục phát huy và khắc phục, xác định trọng tâm sát hơn, giải pháp đúng hơn cho 20.
Đồng thời, phân tích những hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan quan đối với vai trò điều hành của UBND TP.HCM trong thời gian qua, nhất là trong việc lãnh đạo triển khai các chương trình, đề án, thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng bộ TP.HCM. Từ đây, xác định rõ những trọng tâm cần tập trung, những giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 20, cũng như góp phần thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ.
Với những hạn chế nổi lên năm 2023, Chủ tịch Phan Văn Mãi đề nghị hội nghị tiếp tục thảo luận, phân tích và thống nhất các nội dung: Khả năng hấp thụ vốn của thị trường còn thấp; tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn TP.HCM có xu hướng tăng; tiến độ giải quyết công việc theo yêu cầu còn chậm; công tác phối hợp chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, còn tâm lý chờ đợi sự chỉ đạo cấp trên.
“Sự phối hợp giữa các sở ngành trong tham mưu cho UBND TP.HCM vẫn còn văn bản chạy qua chạy lại, còn vấn đề bàn nhiều lần và xuất hiện tình trạng có sự trông chờ chỉ đạo. Dẫn vào chỉ đạo của lãnh đạo để triển khai mà chưa có sự chủ động nghiên cứu để đề xuất tham mưu. Đây là vấn đề cần mổ xẻ, cũng là trọng tâm siết chặt kỷ cương trong 20”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông nhấn mạnh đến công tác giải ngân đầu tư công chưa đạt như kế hoạch; tiến độ triển khai lập quy hoạch chung và quy hoạch TP.HCM chưa đảm bảo cũng là vấn đề hội nghị tập trung thảo luận. Công tác cải cách hành chính còn một số hạn chế, cần chỉ rõ trách nhiệm những điểm nghẽn và tập trung cụ thể hóa trong đề án nền công vụ TP.HCM được hiệu quả trong 20.
Chủ tịch Phan Văn Mãi nhấn mạnh khối lượng công việc ngày càng nhiều, độ khó ngày càng tăng, trong khi đội ngũ, số lượng vẫn ổn định, thậm chí phải thực hiện tinh giản. “Vậy cải cách, hiện đại hóa sẽ được tập trung như thế nào?”, Chủ tịch đặt vấn đề.
Về mục tiêu, nhiệm vụ 20, trên cơ sở phân tích những kết quả, hạn chế của 2023, ông Phan Văn Mãi đề nghị thảo luận mục tiêu tổng quát về chỉ tiêu tăng trưởng. “Chỉ tiêu đề ra 7,5-8% có thể được xem là cao và thách thức. Vậy cách thức nào để TP.HCM có thể thực hiện đạt được? Các trọng tâm và giải pháp theo chủ đề năm xác định như vậy đã đủ, đúng chưa? Cần bổ sung, điều chỉnh gì để TPHCM tập trung các trọng tâm, giải pháp đột phá, nhất là trong quý 1 để đảm bảo không diễn ra kịch bản tăng trưởng như quý 1 - 2023”, ông Phan Văn Mãi nói.
“Tăng trưởng quý 1/2023 là 0,7%, TPHCM kéo lên rất vất vả để cả năm đạt được 5,81%. Nếu không đạt được tăng trưởng này thì không chỉ ảnh hưởng cho TPHCM mà ảnh hưởng chung của cả nước. Do đó, nhất định không để kịch bản này xảy ra trong 20”, ông Phan Văn Mãi nói thêm. Ông đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, đóng góp những ý kiến quan trọng để sau hội nghị hoàn thiện văn bản và tổ chức thực hiện.
Triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 20
Báo cáo của UBND TP.HCM cho biết, trong năm 2023, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh, dù có nhiều khó khăn, thách thức, TP.HCM đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Trung ương, Thành ủy, sự giám sát của HĐND TP.HCM, sự chỉ đạo quyết liệt, khoa học, bám sát tình hình thực tiễn, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả của UBND TP.HCM, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, được nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ, chung sức, đồng lòng, tin tưởng; bạn bè quốc tế giúp đỡ, hỗ trợ; kế thừa những thành quả, kinh nghiệm có được từ trong quá trình điều hành, chỉ đạo để đưa vào các quyết sách nhanh chóng, linh hoạt, sáng tạo góp phần thực hiện tốt các mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM trong năm 2023.
Nhờ đó, TP.HCM làm tốt mục tiêu ngăn chặn đà suy giảm, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá; Chương trình Phục hồi phát triển kinh tế - xã hội thành phố tiếp tục phát huy tác dụng; việc triển khai kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chủ đề công tác năm 2023 cơ bản đã hoàn thành theo Kế hoạch.
Báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH năm 2023, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho biết tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 446.545 tỉ đồng (đạt 95,07% dự toán), và bằng 94,69% so cùng kỳ (471.562 tỷ đồng). Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2023 ước đạt 1.621.191 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tăng 5,81% so với năm 2022.
Ngoại trừ ngành kinh doanh bất động sản có mức tăng trưởng âm 6,38%, các ngành còn lại đều có mức tăng trưởng khá, nhất là 9 ngành dịch vụ cơ bản của TP.HCM. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 1,2 triệu tỉ đồng, tăng 9,6% so với năm 2022.
Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 43 tỉ USD, giảm 8,64% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,1%). Nhập khẩu dự ước đạt gần 57 tỉ USD, giảm 9,81% so với năm 2022 (cùng kỳ tăng 4,4%)..
Các vấn đề bất cập, các điểm nghẽn kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… Nhiều dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia trên địa bàn TPHCM có tác động lan tỏa được đưa vào khai thác. Nhiều dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện.
Trong 21 chỉ tiêu thành phần (của 17 nhóm chỉ tiêu) chủ yếu năm 2023, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt; 08 chỉ tiêu không đạt. TP.HCM cũng tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, đạt kế hoạch đề ra. Hoạt động chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực, đứng thứ 2 cả nước về Chỉ số chuyển đổi số. Được Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) trao giải thưởng ASOCIO 2023 cho hạng mục Chính quyền số xuất sắc.
Về tình hình thực hiện vốn đầu tư công, năm 2023, thành phố đã giao và phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công là hơn 68.634 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước TP.HCM cung cấp, tính đến ngày 30/12/2023, tổng vốn kế hoạch đầu tư công đã giải ngân là hơn 42.931 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 63% tổng số vốn giao. Ước đến ngày 31/1/20, giải ngân đạt 71% so với tổng số vốn được giao. Mặc dù tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt tiến độ chung, tuy nhiên tổng số vốn được giao giải ngân là gấp đôi so với năm 2022.
Ngoài ra, TP.HCM giải quyết việc làm cho hơn 3.000 người (đạt 105% kế hoạch), tỷ lệ thất nghiệp đô thị là 3,9%. Đến cuối năm 2023, TP.HCM cũng chỉ còn 8.293 hộ nghèo và 14.574 hộ cận nghèo, hoàn thành chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững trước thời hạn 2 năm.
Các hoạt động kỷ niệm, lễ hội, sự kiện được tổ chức tiết kiệm, ý nghĩa, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Tình hình dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM đã được kiểm soát ổn định; hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng được chú trọng.
Hoàn thành hiệu quả kế hoạch năm học 2022 - 2023 và triển khai tốt năm học 2023 - 20. Công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện. Các Chương trình hợp tác với các địa phương tiếp tục được triển khai hiệu quả, thiết thực.
Công tác đối ngoại tiếp tục đẩy mạnh, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
TP.HCM xác định chủ đề năm 20 là: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH của Quốc hội”.
Trong đó TP.HCM xây dựng 18 chỉ tiêu chủ yếu và được phân chia thành 05 nhóm: (1) Nhóm 05 Chỉ tiêu về kinh tế; (2) Nhóm 04 Chỉ tiêu về xã hội; (3) Nhóm 04 Chỉ tiêu về đô thị; (4) Nhóm 02 Chỉ tiêu về cải cách hành chính; (5) Nhóm 03 Chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh”.
Chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) Thành phố: từ 7,5 - 8%; Hoàn thành 100% chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước; Phấn đấu tổng thu du lịch đạt trên 190.000 tỷ đồng; khách quốc tế đến TPHCM đạt khoảng 6 triệu lượt; 100% hạ tầng công nghệ thông tin được rà soát, nâng cấp, đảm bảo liên thông kết nối từ Thành phố đến cấp huyện và phường xã thị trấn; Trong nhóm 5 tỉnh/thành phố dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
Chỉ tiêu về xã hội: Mỗi người dân TP.HCM được hỗ trợ hướng dẫn tập luyện miễn phí chương trình cơ bản ít nhất 01 môn thể dục thể thao, 01 loại hình nghệ thuật; được miễn phí vào tham quan các bảo tàng công lập TP.HCM, được miễn phí xem các chương trình nghệ thuật do các đơn vị sự nghiệp công lập Thành phố tổ chức nhân các ngày kỷ niệm, sự kiện của TP.HCM và đất nước; Phấn đấu đạt 297 phòng học/vạn dân trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi). Đảm bảo 100% trẻ trong độ tuổi đến trường đều được đi học; Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đạt từ 87% trong tổng số lao động đang làm việc; tạo việc làm mới là 140.000 chỗ; Phấn đấu đưa vào hoạt động 3 bệnh viện cửa ngõ (Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, khu vực Hóc Môn và khu vực Củ Chi).
Chỉ tiêu về đô thị: Tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt 14,44%; Mật độ đường giao thông bình quân trên diện tích đất toàn TP.HCM đạt 2,44 km/km; Tổng diện tích nhà ở xây dựng mới 8 triệu m2; Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 22,06 m2/người; Chỉ tiêu về cải cách hành chính (02 chỉ tiêu); Phấn đấu 100% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP.HCM; Tỷ lệ người dân hài lòng với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở từng lĩnh vực đạt trên 95%.
Chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh: Hoàn thành 100% Chỉ tiêu giao quân năm 20 (3.950 thanh niên); Kéo giảm số người chết do tai nạn giao thông so với năm 2023; Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và kéo giảm số vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng so với năm 2023. (5) Trong nhóm 5 tỉnh/thành phố dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
TP.HCM cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm năm 20: Chủ động, sáng tạo, thích ứng linh hoạt, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, Phấn đấu chỉ số cải cách hành chính của Thành phố năm 20 cao hơn so với năm 2023 về xếp loại và xếp hạng, thuộc nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước; Đẩy nhanh tiến độ các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đẩy mạnh chuyển đổi số; thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; Phấn đấu đóng góp của kinh tế số trong GRDP TP.HCM đạt 22%. Tận dụng tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM theo Nghị quyết số 98/2023/QH, Thực hiện hiệu quả, hiệu lực các Nghị quyết số -NQ/TW, Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị, Phấn đấu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 7%/năm. Tăng cường huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; quyết tâm hoàn thành tốt kế hoạch đầu tư công; …