Sáng 1/8, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 20.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TP.HCM đánh giá cao những kết quả các ngành đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 20.
Trong đó việc tổ chức giám sát, khảo sát về tình hình chấp hành pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Ban Chỉ đạo tham mưu, theo dõi, đôn đốc thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo cũng tăng cường rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, thường xuyên chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót; kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ, công chức.
Cùng với đó, Ban Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, tập trung rà soát, giải quyết các vụ việc còn tồn đọng, các vụ án tạm đình chỉ; đầu tư cơ sở vật chất, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp.
Một trọng tâm nữa được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên gợi mở để các đại biểu thảo luận, đó là về kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, giỏi về nghiệp vụ, vững pháp luật...
Ông Nên lưu ý: “Các đồng chí bàn giải pháp tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao cán bộ để đảm bảo được phẩm chất, năng lực và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới”.
Cũng tại Hội nghị, nhiều đại biểu tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá chất lượng hoạt động tố tụng, đảm bảo công tác điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật; nâng cao tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Trong 6 tháng cuối năm 20, các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan tư pháp thành phố tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, hành động cùng với cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Hoạt động này gắn với nhiệm vụ phát triển TP.HCM tương xứng với tiềm năng, vị thế theo tinh thần Nghị quyết số -NQ/TW ngày 7/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 1945.