Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết, từ đầu năm đến nay, số thuế thu từ mặt hàng ô tô nguyên chiếc các loại giảm 51,78%, dẫn đến việc hụt thu ngân sách nhà nước gần 6.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Theo Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, số thu dự ước trong tháng 6/20 đạt 10.800 tỷ đồng. Luỹ kế số thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm nay đạt trên 60.100 tỷ đồng, tương đương gần 46% chỉ tiêu pháp lệnh (130.800 tỷ đồng), giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm 20 là do sự biến động của nguồn thu từ 3 mặt hàng chủ lực gồm ô tô, xăng dầu và sắt thép. Ba mặt hàng này chiếm tỷ trọng gần 35% trong tổng số thu ngân sách nhà nước của Cục. Do đó, sự biến động của các nguồn thu này sẽ tác động rất lớn đến số thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh.
Số liệu tử Tổng cục Hải quan cho biết tính chung lũy kế trong 5 tháng năm 20, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam là 58.716 chiếc, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 47.390 chiếc, giảm 3,8% và ô tô vận tải là 4.343 chiếc, giảm mạnh 53,1%...
Tính đến ngày 30/6, lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm sâu với 19.023 chiếc nhập khẩu, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm 2023, tương ứng giảm tuyệt đối 2.463 chiếc.
Kim ngạch có thuế chỉ đạt 35 triệu USD, giảm 43,2% về trị giá. Những con số này dẫn đến số thuế thu ngân sách giảm đáng kể đến 51,78% so với cùng kỳ năm 2023, tức số thu giảm lên đến 5.9,4 tỉ đồng. Hầu hết các dòng xe nhập khẩu đều giảm.
Theo Hải quan TP, số thu ngân sách nhà nước từ mặt hàng ô tô nguyên chiếc bắt đầu giảm sâu từ các tháng cuối năm 2023 và tiếp tục giảm trong năm 20. Nửa cuối năm 2023, kim ngạch nhập khẩu ô tô giảm dần do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, sức mua suy giảm mạnh và do các loại xe lắp ráp trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ theo quyết sách của Chính phủ.
Xu hướng giảm mạnh của thị trường ô tô nhập khẩu diễn ra rõ nhất từ các thị trường lớn như Thái Lan và Indonesia, chiếm gần 80% thị phần nhập khẩu ô tô vào Việt Nam.
Nguyên nhân chính là ưu đãi thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn 2022 - 2027, hỗ trợ cho việc giảm giá xe nhập khẩu và tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với xe lắp ráp trong nước. Khoảng 20% còn lại được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, châu Âu, Mỹ.
Bên cạnh đó, phải kể đến tác động của chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT). Chính sách này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng ảnh hưởng tới thu ngân sách nhà nước của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh. Theo đó, 6 tháng đầu năm 20, thu thuế GTGT của cơ quan này đã giảm 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, các FTA được ký kết giữa Việt Nam và các đối tác kinh tế lớn như: Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Nga… cũng làm cho hoạt động nhập khẩu chịu nhiều thách thức. Thuế nhập khẩu của nhiều mặt hàng giảm theo lộ trình giảm thuế của các hiệp định FTA như EVFTA/UKVFTA từ 4,7% giảm về 3,5%, CPTTP giảm từ 2,1% về 1,7%...