Trẻ bị viêm não Nhật Bản tăng mạnh do khng tiêm vắc xin

Thảo Nguyên| 17/07/2017 11:30
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tính từ đầu năm 2017 đến nay, khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 176 ca viêm não, trong đ c trường hợp l viêm não Nhật Bản.

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 10 năm trở lại đây, số ca mắc viêm não virus trung bình khoảng 1.000-1.200 trường hợp/năm và có khoảng 20-50 trường hợp tử vong; trong đó, bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận 200-300 trường hợp mắc và tăng cao vào các tháng mùa hè.

Riêng 6 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Sơn La. Số ca mắc chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Nam. Hiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản đang vào thời kỳ đỉnh điểm.

TS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, viêm não Nhật Bản được xem là một trong những bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ (từ 25-35%). “Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội”, TS Lâm cho hay.

Trẻ bị viêm não Nhật Bản tăng mạnh do không tiêm vắc xin

Trẻ mắc viêm não Nhật Bản đang được điều trị tại bệnh viện

Cũng theo TS Lâm, viêm não Nhật Bản là bệnh cấp tính lây truyền qua đường máu do virus viêm não Nhật Bản gây nên. Bệnh này chủ yếu thường gặp ở trẻ em vùng nông thôn, dễ mắc bệnh do không tiêm ngừa. Cho tới nay, bệnh viêm não Nhật Bản vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và diệt muỗi là 2 biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả.

Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát với một số bà mẹ có con mắc viêm não Nhật Bản nằm tại BV Nhi Trung ương, họ cho biết mình không hiểu gì về bệnh này và thậm chí không biết con mình đã từng tiêm phòng hay chưa.

Để chủ động phòng chống bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo, các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch. Người dân và cộng đồng cần thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tiêm vắc xin đầy đủ là cách duy nhất để phòng tránh căn bệnh không mới nhưng đáng sợ này. Nhờ thành quả của chiến dịch tiêm vắc xin, những năm qua, số lượng bệnh nhân viêm não Nhật Bản đã giảm đi hàng nghìn lần. Thế nhưng, trên mạng xã hội lại xuất hiện hội các bà mẹ lập nhóm “nói không với vắc xin”. Với việc các bà mẹ tẩy chay không chỉ với vắc xin viêm não Nhật Bản mà còn với tất cả các loại vắc xin khác là một quyết định rất nguy hiểm không chỉ cho con của họ mà còn cho cả cộng đồng. Khi các bà mẹ không đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, nguy cơ dịch bệnh bùng phát là rất lớn.

Riêng đối với bệnh viêm não Nhật Bản, vắc xin phòng bệnh đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên trong chương trình tiêm chủng mở rộng, được tiêm miễn phí cho trẻ 1-5 tuổi. Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo các địa phương tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng ở mức cao, đưa phần mềm quản lý tiêm chủng vào sử dụng trên phạm vi cả nước, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ sót trẻ trong độ tuổi không được tiêm chủng.

Trong năm 2017, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản bổ sung cho đối tượng từ 6- tuổi tại 16 tỉnh, thành phố hiện đang lưu hành dịch bệnh viêm não Nhật Bản và có nguy cơ bùng phát dịch.

Ngành y tế khuyến cáo cha mẹ tuân thủ lịch tiêm chủng như sau:

Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Mũi 1: Lúc trẻ đủ một tuổi;

- Mũi 2: Sau mũi một từ một đến 2 tuần;

- Mũi 3: Sau mũi 2 là một năm.

Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua tuổi.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản. Khoảng cách các mũi cũng tương tự như trên.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trẻ bị viêm não Nhật Bản tăng mạnh do khng tiêm vắc xin