Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hnh quy định tạm thời thích ứng an ton, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã khơi thng nhiều vướng mắc, giúp ngnh gỗ v dệt may khi phục sản xuất - kinh doanh.
Nhiều ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong đó có dệt may, tiếp tục được các nhà nhập khẩu đánh giá cao trong chuỗi cung ứng. Với lợi thế từ 14 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đang có hiệu lực, doanh nghiệp trong nước không lo thiếu đơn hàng. Vấn đề còn lại của doanh nghiệp là tổ chức sản xuất tốt, khắc phục tình trạng thiếu lao động, đảm bảo nguyên liệu đầu vào đáp ứng đòi hỏi của các nhãn hàng.
Theo dự tính, nếu duy trì xuất khẩu ở mức 3 tỷ USD/tháng, trong 2 tháng còn lại, ngành dệt may sẽ có thêm 6 tỷ USD, cán đích 38 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2021. Trong khi đó, với sự khởi sắc nhanh hơn mong đợi của ngành gỗ từ đầu tháng 10, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) dự báo, mục tiêu 14,5 tỷ USD xuất khẩu năm 2021 của ngành là có thể đạt được.
Mới đây, IHS Markit (công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Anh) đã công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (Manufacturing Purchasing Managers Index - PMI). Theo đó, ngành sản xuất của Việt Nam đã tăng trở lại trên ngưỡng trung tính khi đạt 52,1 điểm trong tháng 10, sau khi chỉ đạt 40,2 điểm trong tháng 9.
Điều này cho thấy, các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đã được cải thiện. Việc nới lỏng các quy định phòng, chống dịch COVID-19 đã giúp một số doanh nghiệp tái khởi động sản xuất trong tháng 10, nhiều doanh nghiệp cũng đồng thời tăng sản lượng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh.