UB Thường vụ QH vừa thng qua việc tăng lương cho 3 nhm đối tượng do Chính phủ đề xuất chiều 7/11. Với 90.000 đồng/tháng, khng phải l mức tăng mong đợi của nhiều người. Tuy nhiên, đây được xem l nỗ lực của Chính phủ v niềm vui cho người lương thấp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình về việc tăng lương gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét
Tăng lương năm 20 - Chính phủ vào cuộc
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết: Tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 7/11, đề xuất tăng lương năm 20 của Chính phủ đã được thông qua với sự đồng thuận tối đa khi 100% thành viên dự họp đều tán thành. Đề xuất tăng lương này sẽ chờ Quốc hội thông qua vào ngày 10/11 tới.
Trước đó, trong phương án phân bổ ngân sách năm 20 trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất hoãn lộ trình tăng lương năm 20 do ngân sách khó khăn, không bố trí được nguồn. Tuy nhiên, trong các phiên thảo luận, nhiều đại biểu Quốc hội không đồng ý hoãn tăng lương, vì cho rằng, hiện có một bộ phận người hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách với mức rất thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Nếu chậm tăng lương theo lộ trình sẽ gây nhiều hệ lụy.
Tiếp thu ý kiến của các đại biểu qua thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu Chính phủ cân đối lại ngân sách, để cố gắng bố trí nguồn tăng lương, ít nhất là, cho đối tượng hưởng lương thấp đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Chiều 6/11, Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình về việc tăng lương gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Cụ thể các phương án gồm:
Phương án 1: Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1, triệu đồng/ tháng lên 1, triệu đồng/ tháng, tương ứng với mức tăng 8% , khoảng 90.000 đồng/ tháng. Lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương cơ sở – mức tăng tương ứng mức lạm phát trong 2 năm 2014 - 20. Như vậy với phương án này, sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công do NSNN đảm bảo. Tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 33.000 tỉ đồng.
Phương án 2: Chỉ tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và lương đối với bộ phận công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp. Bộ Tài chính lý giải: Năm 2011 đã thực hiện trợ cấp khó khăn đối với bộ phận công chức, viên chức có thu nhập thấp có hệ số lương 3,0 trở xuống, khi đó chưa có chế độ phụ cấp công vụ. Còn hiện nay đã thực hiện phụ cấp công vụ 25% trên mức lương hiện hưởng nên tương đương với người có hệ số lương 3,0 của năm 2011. Vì vậy chỉ kiến nghị tăng lương đối với người có hệ số lương 2,34 trở xuống (chiếm khoảng 35% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang). Theo phương án này, nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 11.100 tỉ đồng.
Phương án 3: Chỉ thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng 10%. Theo phương án này, nhu cầu kinh phí tăng thêm khoảng 6.700 tỉ đồng.
Cần có một cuộc cải cách tiền lương lần thứ 2
Như vậy, từ ngày 1/1/20 tới đây, Chính phủ sẽ thực hiện điều chỉnh tăng lương và trợ cấp cho 3 nhóm đối tượng gồm người nghỉ hưu trước năm 1993, người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi từ ngân sách và công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp với hệ số lương 2,34 trở xuống.
Riêng đối tượng công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp được tăng lương lần này chiếm khoảng chiếm khoảng 35% tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đang hưởng lương ngân sách.
Tính chung cả 3 nhóm đối tượng được tăng lương là khoảng 5 triệu người. Mức lương được điều chỉnh tăng là 8%, tương đương khoảng 90.000 đồng/tháng.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, nhu cầu kinh phí tăng thêm để tăng lương năm 20 khoảng 11.100 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách trung ương bố trí khoảng 10.000 tỉ đồng, ngân sách địa phương bố trí khoảng 1.100 tỉ đồng.
Trước quyết định thông qua phương án tăng lương cho 3 nhóm đối tượng nêu trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với những người có thu nhập thấp và đời sống khó khăn, đặc biệt là đối tượng người về hưu và đối tượng người có công. Việc tăng lương này cũng trong lộ trình nhưng nguồn ngân sách để tăng lương rất khó khăn. Vì vậy, “việc Chính phủ chi 11.100 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu tăng lương, theo đánh giá của tôi, là quyết định kịp thời”, đại biểu Cương đánh giá.
Nói về tính khả thi của phương án tăng lương, đại biểu Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: Nếu chúng ta siết chặt chi, đặc biệt là những khoản chi không cần thiết, thì việc tăng lương đối với ba đối tượng như đề xuất chỉ chiếm khoảng 8%, tương đương 90.000 đồng/người/tháng thì tổng số ngân sách để đáp ứng là hoàn toàn có thể.
Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM cũng bày tỏ thái độ đồng tình với đề xuất tăng lương thêm 8% cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, ĐB Trần Du Lịch cũng nhìn nhận, đây chỉ là tình thế trước mắt, về lâu dài, cần có một cuộc cải cách tiền lương lần thứ 2 chặt chẽ, triệt để hơn, cuộc cải cách này phải gắn với cải cách hành chính.
“Dân không thể nào đóng thuế mãi mãi để tăng bộ máy Nhà nước được. Không thể chấp nhận cứ bộ máy tăng, thì tiền chi ngân sách cũng tăng, mà phải khống chế lượng tiền chi cố định, nếu đơn vị nào, cơ quan nào tinh giản được bộ máy, thì cán bộ được hưởng nhiều và ngược lại. Không thể để tái diễn mãi tình trạng “thuyền lên thì nước lên” như hiện nay” – đại biểu nói.
Cùng chung quan điểm, TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội băn khoăn khi nhắc lại cảnh ngộ của những cử nhân tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm 10 năm vẫn không trả hết nợ vay dành cho ăn học 5 năm đại học. “Chung quy chỉ vì thang bậc lương của chúng ta đang thấp quá”- đại biểu Kiên nói và nhấn mạnh chuyện phải cải cách cơ bản tiền lương, bộ máy cán bộ Nhà nước, trước khi tính tới chuyện tăng lương”.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM, đánh giá cao quyết định tăng lương của Chính phủ. Theo đại biểu Tâm, việc đề xuất điều chỉnh lương cho thấy Chính phủ đã lắng nghe ý kiến của đại biểu Quốc hội, cử tri, còn việc tăng cũng phải cân đối ngân sách phải phụ thuộc vào tình hình.
Tuy nhiên, đại biểu Tâm cũng nhấn mạnh: “Vấn đề tôi quan tâm là đã thực sự tiết kiệm trong chi ngân sách chưa, như chi cho hội nghị, khánh tiết, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành đã tiết kiệm triệt để chưa? Tôi cho là chưa, chi khánh tiết còn lãng phí lắm, hội thảo còn đưa về khu du lịch tổ chức, mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo hạn chế nhưng làm chưa nghiêm”. Do đó, theo đại biểu, nếu làm tốt những việc này thì sẽ có nguồn tăng lương cho người lao động.