TS. Nguyễn Văn Du, Chánh ta Ta Lao động TANDTC: Để giảm tranh chấp lao động, rất cần tiếng ni chung từ hai phía

Quốc Huy (thực hiện)| 29/04/2014 10:34
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khng chỉ tình trạng đình cng diễn ra nhiều trong thời gần đây, m tranh chấp lao động được Ta án giải quyết cũng tăng nhanh. Đ l một thực trạng m cơ quan quản lý, người lao động v người sử dụng lao động cần quan tâm để c biện pháp tháo gỡ.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Du, Chánh tòa Tòa Lao động, thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC xung quanh vấn đề này.

TS. Nguyễn Văn Du, Chánh tòa Tòa Lao động TANDTC: Để giảm tranh chấp lao động, rất cần tiếng nói chung từ hai phía

TS. Nguyễn Văn Du

PVTrong mấy năm trở lại đây, tình hình tranh chấp lao động ngày càng tăng về số lượng vụ việc và phức tạp về nội dung tranh chấp, xu hướng này có thể hạn chế trong thời gian tới không, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Du: Thời gian gần đây, tranh chấp lao động gửi đến Tòa án giải quyết tăng nhanh và phức tạp hơn trước cả về nội dung và về số lượng vụ việc. Năm 2013, trong tổng số 1.220 lượt đơn đề nghị giám đốc thẩm Tòa Lao động đã tiếp nhận, có hơn 400 lượt đơn đề nghị giám đốc thẩm về lao động. Tòa Lao động đã thụ lý và tiến hành giám đốc thẩm 299 vụ án lao động. Số vụ việc đã giải quyết trong năm 2013 là 1 vụ.

Trong những năm tới, dự báo tình hình tranh chấp lao động có thể tiếp tục tăng do tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. Đầu tư nước ngoài tăng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, kéo theo nhu cầu nhân công ngày càng cao, nhưng cũng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng lao động, trong khi số lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn, kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu và ý thức tôn trọng kỷ luật còn nhiều hạn chế; tổ chức công đoàn chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò, vị trí trong đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Trong nước, do phải cạnh tranh để tồn tại, các doanh nghiệp nhà nước phải tiếp tục cổ phần hóa; các doanh nghiệp khác phải sắp xếp lại lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, tranh chấp liên quan đến vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động (do tăng, giảm lao động), liên quan đến bồi thường chi phí đào tạo, liên quan đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, thu nhập sẽ phát sinh nhiều.

PV: Dự báo tranh chấp lao động tăng như vậy trong khi Bộ luật Lao động đã ban hành và các văn bản hướng dẫn chưa đầy đủ, điều đó có gây khó khăn gì cho công tác xét xử không, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Du: Bộ luật Lao động có phạm vi điều chỉnh rộng, gồm nhiều loại quan hệ xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Ngoài Bộ luật Lao động còn có nhiều luật chuyên ngành khác như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người Việt  đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Dạy nghề… và rất nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động và các luật khác trong lĩnh vực lao động. Bộ luật Lao động cũng như các luật chuyên ngành trong lĩnh vực lao động có nhiều quy định còn chung chung, chưa được hướng dẫn thi hành, thậm chí có một số quy định chưa thống nhất nên khi áp dụng trong thực tế đã phát sinh những vướng mắc.

Vướng mắc phổ biến nhất trong thực tiễn xét xử là việc áp dụng các quy định của Bộ luật Lao động về vấn đề hợp đồng lao động, đó là: Việc ký nhiều hợp đồng lao động thời vụ, việc kéo dài thời gian thử việc hoặc về người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lý do, người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; vướng mắc về kỷ luật lao động (cả về căn cứ áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật và cả về trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động).

Ngoài ra, còn những vấn đề khác như: Bảo hiểm xã hội, tiền lương, trợ cấp, bồi thường phí đào tạo… cũng có vướng mắc trong thực tiễn xét xử.

Đặc biệt, năm 2012, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Sau khi Bộ luật Lao động có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, các Nghị định đã ban hành mới chỉ hướng dẫn thi hành một số quy định, còn nhiều quy định khác của Bộ luật Lao động cần hướng dẫn nhưng chưa được hướng dẫn. Một số chế định của Bộ luật Lao động như kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thì hiện nay, vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành.

Chính vì vậy, khi áp dụng các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 vào xét xử các vụ án, các Tòa án gặp không ít khó khăn.

PV: Ông cho biết, loại tranh chấp lao động điển hình nào thường xảy ra giữa người lao động và sử dụng lao động thời gian qua?

TS. Nguyễn Văn Du, Chánh tòa Tòa Lao động TANDTC: Để giảm tranh chấp lao động, rất cần tiếng nói chung từ hai phía

Để quan hệ lao động luôn ổn định, cần bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện lao động theo quy định của pháp luật

TS. Nguyễn Văn Du: Cũng như những năm trước, tranh chấp lao động xảy ra phổ biến vẫn là tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật lao động. Từ năm 2013 đến nay, ngoài các loại tranh chấp nói trên thì tranh chấp về tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội cũng tăng nhiều.

Những vụ án điển hình mà Tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết trong năm 2013 đến nay như vụ tranh chấp về trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội giữa người lao động với Công ty Đồ hộp Hạ Long (Hải Phòng); vụ tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động với Công ty TNHH Giày An Thịnh (tại Bình Dương); vụ tranh chấp về kỷ luật sa thải giữa ông Phạm Thế Hùng với Công ty PP; vụ tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa bà Trần Thị Ngôn với bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình…

PV: Ông vừa đề cập đến những tranh chấp lao động thời gian gần đây xảy ra nhiều hơn. Vậy, đâu là nguyên nhân?

TS. Nguyễn Văn Du: Những năm trước đây, tranh chấp lao động xảy ra ít về số lượng và nội dung tranh chấp khá đơn giản; xảy ra nhiều ở các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có nguồn gốc là doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp lại sản xuất, giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư.

Trong những năm gần đây, tranh chấp lao động xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do sự tác động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp tiến hành sắp xếp lại lao động để giảm chi phí sản xuất, cho hàng loạt người lao động thôi việc, vì vậy, tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động vẫn là phổ biến. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngày càng siết chặt chế độ quản lý, tăng cường quản lý kỷ luật nên tranh chấp về kỷ luật lao động cũng gia tăng.

PV: Vậy, ông có khuyến cáo gì đối với người lao động và người sử dụng lao động trước tình hình hiện nay?

TS. Nguyễn Văn Du: Người lao động cần việc làm để có thu nhập, bảo đảm cho cuộc sống; người sử dụng lao động cần có nhân công để sản xuất. Vì vậy, để xác lập quan hệ lao động và để quan hệ lao động đó luôn ổn định thì những khuyến cáo cần thiết cho người sử dụng lao động là: Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện lao động theo quy định của pháp luật và không ngừng nâng cao chất lượng các điều kiện lao động. Khi xảy ra tranh chấp, cần chủ động thương lượng, hòa giải để giải quyết nhanh, dứt điểm các vụ việc tranh chấp, hạn chế sự tác động lan truyền, ảnh hưởng xấu đến quan hệ lao động.

Đối với người lao động, khi tham gia quan hệ lao động, người lao động có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động; chấp hành pháp luật, nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động. Do đó, để hạn chế những xung đột trong quan hệ lao động thì người lao động cần nâng cao ý thức và trách nhiệm chấp hành kỷ luật lao động, không ngừng nâng cao khả năng làm việc. Và, khi có bất đồng phát sinh cần chủ động kiến nghị người sử dụng lao động xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý thì yêu cầu giải quyết tranh chấp theo trình tự pháp luật đã quy định, không hành động tự phát.

PV: Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TS. Nguyễn Văn Du, Chánh ta Ta Lao động TANDTC: Để giảm tranh chấp lao động, rất cần tiếng ni chung từ hai phía