Ngày /11, nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 - 28/11/20), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh TT-Huế tổ chức trồng cây tôn tạo cảnh quan núi Kim Phụng.
Núi Kim Phụng là một biểu tượng được khắc trên Chương đỉnh đặt trong Đại Nội. Núi Kim Phụng còn được biết đến là ngọn núi cao nhất thành phố Huế với độ cao khoảng 4 mét.
Tại buổi lễ phát động, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh và cán bộ, công chức, viên chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trồng cây các loài gồm: Phượng tím, Phượng Vỹ đỏ, Giáng hương, Ngô đồng, Lim xẹt, Bằng lăng tại khu vực chân núi Kim Phụng.
Việc trồng cây tại núi Kim Phụng nhằm tạo các mảng rừng nhiều sắc màu từ hoa và lá cây rừng, xuyên suốt theo tuyến đường đi lên đỉnh núi Kim Phụng, góp phần xây dựng khu vực núi Kim Phụng trở thành điểm tham quan hấp dẫn, kết hợp các hoạt động du lịch trải nghiệm, từng bước hình thành khu du lịch sinh thái núi Kim Phụng.
Núi Kim Phụng là nơi cư trú của nhiều loại động thực vật bản địa, việc trồng cây tại đây giúp cải thiện môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và giữ gìn sự cân bằng hệ sinh thái. Đồng thời mang một dấu ấn quan trọng cho một đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, việc trồng cây còn góp phần biến nơi đây thành một điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thiên nhiên. Những con đường mòn phủ bóng cây xanh sẽ thu hút những người dân, du khách thích leo núi, cắm trại, và khám phá.
Thời gian tới, thành phố Huế sẽ phối hợp với các đơn vị để tiến hành xây dựng một tuyến đường sinh thái dựa trên lối mòn cũ; cùng với các thiết chế như: điểm dừng chân, bãi đỗ xe để phục vụ khu khách khi đến tham quan tại núi Kim Phụng.
Sẽ thực hiện trồng tổng cộng 1.040 cây, bao gồm 9 loài, là các loài cây có hoa, lá màu sắc đẹp gồm: Lôi khoai, Lim xẹt, Bằng lăng, Chò đen, Muồng đen, Ngô đồng, Phượng Vỹ đỏ, Giáng hương, Phượng tím.
Các cây sẽ được trồng dọc tuyến đường lên đỉnh núi Kim Phụng, tạo 5 điểm quan sát nhìn toàn cảnh thành phố Huế ở các độ cao lần lượt là 200m, 250m, 300m, 350m và khu vực đỉnh núi Kim Phụng. Trong đó, các loài cây sẽ được bố trí trồng xen kẽ theo cụm để có thể duy trì màu sắc hoa và lá theo mùa trên đường mòn dẫn lên đỉnh núi Kim Phụng.