Chủ động xây dựng nhiều hình thức tuyên truyền đổi mới, sáng tạo, ph hợp với thực tế, đ chính l những cách m Đội Tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn v xử lý vi phạm giao thng, Phng Cảnh sát giao thng, Cng an tỉnh Thái Nguyên đưa đến với người dân, để người dân dễ hiểu, dễ nhớ...
Khác với công việc thường ngày, các cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Cơ quan Tỉnh đoàn Thái Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo T.P Thái Nguyên tổ chức buổi Giao lưu tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo hình thức sân khấu hóa cho hơn 800 em học sinh trường THPT Khánh Hòa (T.P Thái Nguyên).
Thay vì chỉ tập trung diễn thuyết với những tấm biển báo, biển hiệu lệnh và luật lệ khô cứng, chúng tôi lựa chọn hình thức “sân khấu hóa” lồng ghép những tình huống thực tế xảy ra khi tham gia giao thông của chính lứa tuổi học đường. Nhờ đó mà không khí của buổi tuyên truyền rất sôi nổi.
Em Đàm Thanh Yến, lớp 12A1, trường THPT Khánh Hòa háo hức chia sẻ: "Qua buổi tuyên truyền về ATGT, em nhận thức được sự nguy hiểm khi không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ. Buổi tuyên truyền giúp em có thêm nhiều kiến thức về Luật Giao thông, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành của bản thân khi tham gia giao thông".
Nói về hiệu quả của công tác tuyên truyền giao thông trong trường học, thầy giáo Đỗ Doãn Phú, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: "Những năm qua, Nhà trường đặc biệt quan tâm và liên tục có những buổi sinh hoạt chuyên đề, hoạt động ngoại khóa để phổ biến các kiến thức pháp luật liên quan đến trật tự an toàn giao thông cho học sinh. Nhà trường cũng đã cho học sinh ký cam kết không vi phạm về an toàn giao thông và phụ huynh cũng ký cam kết không giao hoặc để xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ tuổi…Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng như học sinh vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các quy định này".
Thực tế cho thấy, có rất nhiều hình thức để tuyên truyền về giao thông nhưng không phải hình thức nào cũng thực sự hiệu quả. Tuyên truyền bằng hình thức “Sân khấu hóa” có ưu điểm là sinh động, dễ hiểu, bởi tiểu phẩm tình huống được xây dựng trên cơ sở những câu chuyện xảy ra thường ngày, chính bởi vậy từ năm 2010, Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Cơ quan Tỉnh đoàn bắt đầu đưa chương trình “Sân khấu hóa” vào các buổi tuyên truyền Luật giao thông. Gắn với chủ đề An toàn giao thông hàng năm là những câu chuyện giao thông được dàn dựng công phu, kỹ lưỡng như: Chuyến xe định mệnh; Nỗi đau của một gia đình; Những câu chuyện đường phố…
Đại úy Lê Thị Hải Linh, Phó Đội trưởng Đội Tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) chia sẻ: “Dù công việc chuyên môn rất bận rộn, nhưng sau mỗi ngày làm việc, Đội “Tuyên truyền lưu động” lại sắp xếp thời gian cùng nhau lên ý tưởng xây dựng kịch bản tuyên truyền mới phải làm thế nào để mỗi kịch bản, mỗi vai diễn phải vừa dung dị, chân thật nhưng mang lại hiệu quả tuyên truyền cao để người xem vừa thấm, vừa ngấm mà thay đổi nhận thức, hành vi của mình khi tham gia giao thông”.
Còn Đại úy Đặng Việt Bảo cho biết: Phổ biến ATGT nói là dễ, nhưng thực ra lại rất khó vì mỗi đối tượng, mỗi lứa tuổi, vùng miền lại đòi hỏi tuyên truyền viên phải có cách diễn đạt, thể hiện khác nhau. Trong khi đó chúng tôi đều là những người quen với nắng gió và những cung đường tuần tra song thấy khán giả phía dưới chăm chú dõi theo, lúc hò reo cổ vũ có lúc lại lặng đi vì xúc động, chúng tôi biết buổi tuyên truyền của mình đã thực sự có ý nghĩa.
Ông Phạm Công Huấn, Phó chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: Dù thời đại công nghiệp 4.0 đi sâu vào từng ngõ xóm, gia đình nhưng Đội “Tuyên truyền lưu động” vẫn được nhân dân đón nhận qua những buổi tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở. Thông qua các buổi tuyên truyền, chúng tôi thấy nhận thức và ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên đã được nâng lên đáng kể…
Không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền “Sân khấu hóa” từ năm 2017 đến nay với 48 buổi tuyên truyền tại cơ sở, đơn vị thường xuyên phối hợp với Văn phòng Ban ATGT, Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thái nguyên, Phòng PX03 - Công an tỉnh xây dựng trên 700 tin bài, phóng sự Chuyên đề ATGT với cuộc sống; Tổ chức 259 buổi tuyên truyền miệng Luật giao thông tới hàng chục nghìn lượt người từ các trường học, xã phường, đến các xóm bản vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh. In trên 14.000 tờ rơi, 10.500 đĩa CD tuyên truyền Luật giao thông cấp phát cho Công an các đơn vị và nhân dân địa phương......Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm TTATGT. Trong 3 năm, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên 56,6 nghìn trường hợp vi phạm luật Giao thông. Thu nộp Kho bạc Nhà nước trên 70,6 tỷ đồng. Tước giấy phép lái xe có thời hạn: 5.9 trường hợp. Tạm giữ: 31 ô tô; 356 mô tô... qua đó góp phần đảm bảo TTATGT trên địa bàn, kéo giảm TNGT ở cả 3 tiêu chí nhiều năm liên tiếp.
Với những kết quả nổi bật trong công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn, Đội Tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông đã vinh dự nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của Cục Cảnh sát giao thông, Ban ATGT tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh, Cơ quan tỉnh đoàn Thái Nguyên... Thượng tá Đào Thế Hưng - Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông cho biết thêm: Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT… rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tỉnh nhằm làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể về công tác đảm bảo trật tự ATGT, coi đây như là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Mặt khác, thông qua công tác này, hy vọng sẽ nâng cao nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông, qua đó góp phần xây dựng, tạo lập môi trường giao thông an toàn, thân thiện, để tai nạn giao thông không còn là nỗi đau của mọi người, mọi nhà và của toàn xã hội.