Sáng 29/3, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 3 đồng, hiện ở mức .843 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ hiện ở mức: 23.651 đồng - 26.035 đồng.
Tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 25.370 đồng - 25.760 đồng
Vietinbank: 25.1 đồng - 25.425 đồng
BIDV: 25.405 đồng - 25.755 đồng
Tỷ giá USD trên thị trường tự do tăng 25 đồng chiều mua và bán ở mức 25.860 đồng - 25.960 đồng
Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,32%, xuống mức 104,01.
Đồng USD suy yếu vào phiên giao dịch vừa qua do lo ngại về tăng trưởng kinh tế Mỹ, sau thông báo dự kiến vào tuần tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế quan “có đi có lại” với các quốc gia khác.
Các nhà giao dịch đã có những lúc lạc quan về tác động của chính sách thuế quan thương mại, nhưng vẫn còn lo ngại rằng chúng sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế và khiến lạm phát bùng phát trở lại.
Ngày 28/3, Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế 25% đối với ô tô và xe tải nhẹ nhập khẩu bắt đầu từ ngày 3/4.
Cùng lúc này, vàng thế giới tăng mạnh, với giá vàng giao ngay tăng 29,6 USD lên 3.085,7 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 3.114,3 USD/ounce, tăng 16,7 USD so với rạng sáng qua.
Giá vàng liên tiếp lập kỷ lục mới khi các nhà đầu tư đổ xô vào tài sản trú ẩn an toàn này trong bối cảnh lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu do các chính sách thuế quan của Mỹ gây ra ngày càng gia tăng.
Việc giá USD giảm đẩy giá vàng lên cao là quy luật của thị trường. Là một loại hàng hóa, giá trị của vàng thay đổi theo cung – cầu và tâm lý thị trường. Vàng được định giá bằng USD nên tỷ giá USD giảm cũng giúp giá vàng tăng và ngược lại. Dù giá trị đồng USD không bị ràng buộc với giá trị của vàng, nhưng giá vàng được liên kết với giá trị của đồng USD.