Sáng nay (10/4), cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20, điều chỉnh Chương trình năm 2023, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhất trí với đề xuất đưa vào chương trình một số luật của TANDTC và các cơ quan.
Đề nghị bổ sung 13 dự án luật năm 2023
Báo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 2023 đối với 13 dự án luật.
Cụ thể, Chương trình Kỳ họp thứ 5, bổ sung chương trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với 2 dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh; trình Quốc hội cho ý kiến đối với 6 dự án: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Đường bộ....
Kỳ họp thứ 6, bổ sung trình Quốc hội thông qua 6 dự án (là các dự án đang đề nghị bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5); trình Quốc hội cho ý kiến 3 dự án: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Luật Thủ đô (sửa đổi)…
Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung vào Chương trình năm 20 gồm 14 dự án. Theo đó, tại Kỳ họp thứ 7, trình Quốc hội thông qua 5 dự án luật; Kỳ họp thứ 8 là 7 dự án luật.
Báo cáo thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật (UBPL) của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Trong năm 2022 và đầu năm 2023, Quốc hội đã thông qua 13 luật, 14 nghị quyết và cho ý kiến về 7 dự án luật khác; UBTVQH đã thông qua 4 pháp lệnh, 9 nghị quyết quy phạm pháp luật và 6 nghị quyết điều chỉnh chương trình.
Theo Chương trình đã được quyết định, tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến đối với 8 dự án luật khác.
Đối với đề nghị các dự án cụ thể trong chương trình, Chủ nhiệm UBPL Hoàng Thanh Tùng cho hay, trong tổng số 25 dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được Chính phủ, TANDTC, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ĐBQH đề nghị đưa vào chương trình, có 20/25 dự án là kết quả của 20 nhiệm vụ lập pháp được xác định tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH, 5 dự án còn lại được các cơ quan đề xuất để đáp ứng yêu cầu mới trong nghị quyết, kết luận của Đảng và yêu cầu thực tiễn. Về điều chỉnh Chương trình năm 2023, Chính phủ và TANDTC đề nghị bổ sung 11 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh và 1 dự thảo nghị quyết…
Sửa một số luật tại Kỳ họp thứ 6
Về các dự án được đề nghị bổ sung vào Kỳ họp thứ 6, Chủ nhiệm UBPL Hoàng Thanh Tùng cho biết, UBPL, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ, TANDTC bổ sung 3 dự án luật: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Luật Thủ đô (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND vào Chương trình năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và thông qua tại kỳ họp thứ 7.
Chủ nhiệm UBPL Hoàng Thanh Tùng cũng nêu rõ, sau khi điều chỉnh, Chương trình năm 2023: Tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023): thông qua 7 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 9 dự án luật (tính cả dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở). Tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023: thông qua 9 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5; cho ý kiến 6 dự án Luật.
Về dự kiến Chương trình năm 20, Chính phủ, TANDTC, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội đề nghị đưa 18 dự án luật vào Chương trình năm 20, trong đó tại kỳ họp thứ 7 thông qua 6 dự án luật và cho ý kiến 10 dự án luật; tại kỳ họp thứ 8 thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến 2 dự án luật.
Qua thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm UBPL của Quốc hội nêu dự kiến Chương trình năm 20 gồm: Tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/20): thông qua 6 dự án luật đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, 1 dự án luật theo quy trình tại một kỳ họp Quốc hội và 1 dự thảo Nghị quyết về Chương trình năm 2025; cho ý kiến 11 dự án luật. Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/20): thông qua 11 dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7; cho ý kiến 2 dự án luật.
Chủ nhiệm UBPL khẳng định, khối lượng công tác lập pháp cần hoàn thành trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH rất lớn, chưa kể còn có thể bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới theo yêu cầu tại các văn kiện của Đảng và để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, nhưng thời gian còn lại của nhiệm kỳ sau khi Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20 cơ bản chỉ còn năm 2025. Do đó, đề nghị các cơ quan tiếp tục nỗ lực tối đa, tập trung chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án được giao chủ trì, đề xuất sáng kiến, giải pháp để Quốc hội có thể cơ bản hoàn thành Chương trình công tác lập pháp của nhiệm kỳ, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, TANDTC cũng như các đại biểu Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là những nội dung quan trọng, cấp thiết, có thể sẽ cần bổ sung thêm nội dung vào phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4 tới và cả phiên họp UBTVQH tháng 5 để đảm bảo giải quyết hết các công việc cần thiết.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần nâng cao tính chủ động, phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật; khắc phục việc chậm, muộn báo cáo, dẫn đến kéo lùi tiến độ xây dựng pháp luật, làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội.
Đồng thời, cần hạn chế việc ban hành các Nghị quyết sửa đổi quy định của pháp luật. Phải đánh giá chi tiết, rõ ràng việc thực hiện công tác xây dựng pháp luật, chỉ đưa vào luật những vấn đề đã “chín”, đã rõ, có cơ sở chính trị, được thực tế kiểm nghiệm, để từ đó đạt được sự đồng thuận trong xây dựng cũng như thi hành pháp luật.
Cơ bản thống nhất với báo cáo thẩm tra của UBPL, Chủ tịch Quốc hội ủng hộ và trân trọng nỗ lực của đại biểu Nguyễn Anh Trí với luật Bản dạng giới. Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBPL, đại biểu Nguyễn Anh Trí cần nghiên cứu thêm để đảm bảo đầy đủ, trình UBTVQH tại kỳ họp sau. Cần thống nhất về cơ quan trình, đồng thời bổ sung đầy đủ nội dung.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, một vấn đề cấp bách nhưng chưa được phản ánh trong các đề xuất xây dựng luật là về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Nhấn mạnh đây là nội dung đặc biệt quan trọng và cấp bách, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nếu Chính phủ không đề xuất, Ủy ban Tài chính Ngân sách có thể đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định thêm các vấn đề về ưu đãi thuế…