Vai tr của báo chí trong đấu tranh chống tiêu cực v xây dựng Đảng

Hoi Anh | 21/06/2022 07:10
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong suốt 97 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam lun l lực lượng nng cốt, giữ vai tr quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn ha, đng gp to lớn vo sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng v bảo vệ Tổ quốc; l cầu nối giữa Đảng, Nh nước v Nhân dân.

Những hoạt động tích cực của báo chí và sự quan tâm của người dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng quyết liệt hơn trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.

Thể hiện rõ vai trò xung kích trong phòng, chống tham nhũng và xây dựng Đảng

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế, Chương trình phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với 4 cơ quan báo chí trong công tác thông tin, tuyên truyền về nội chính và phòng, chống tham nhũng (2016-2021), Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua có bước đột phá, tham nhũng từng bước được ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm là nhờ sự đóng góp rất quan trọng của báo chí nói chung và của các cơ quan báo chí phối hợp nói riêng. Các cơ quan báo chí đã thể hiện rõ vai trò xung kích, đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của nhân dân; là tai mắt của Đảng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Đồng chí Phan Đình Trạc nhấn mạnh: "Công tác tuyên truyền phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, cảnh báo mạnh mẽ, sâu rộng; phải làm cho cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp nhận thức sâu sắc tính lâu dài, tính phức tạp của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.

Cùng với quyết tâm làm trong sạch Đảng, sự ủng hộ tin tưởng của nhân dân, sự vào cuộc thường xuyên, tích cực của báo chí, tại Hội nghị Trung ương 4, (khóa XII), Đảng ta đã thẳng thắn chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái của đảng viên. Từ đây, “một bộ phận không nhỏ” lần lượt bị lôi ra ánh sáng, cũng tạo cơ sở để ban hành Kết luận của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Từ những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên được báo chí phản ánh, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật đã được đưa ra xử lý trước pháp luật. Thực tế cho thấy, sự tham gia chủ động, tích cực của báo chí trong thời gian qua đã góp phần làm cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá và đạt nhiều kết quả.

Trên thực tế, năm 2021-2022, báo chí cách mạng đã tích cực tham gia vào công tác đấu tranh chống tham nhũng, cùng với các cơ quan chức năng đưa những vụ án tham nhũng lớn ra ánh sáng. Điển hình như các vụ án: Nhận hối lộ để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; vụ án Đưa, nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ để “thổi giá” kít xét nghiệm Covid-19 Việt Á; vụ án nhận hối lộ của hai sĩ quan cấp tướng quân đội tại Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển… Đây chỉ là một số những ví dụ điển hình về các vụ án kinh tế, tham nhũng mới nhất mà cơ quan chức năng đã khám phá, điều tra về hành vi “Đưa - Nhận hối lộ”. Trước đó, đã có rất nhiều các vụ án khác, cơ quan chức năng đã chứng minh và xử lý được nhiều đối tượng về hành vi này. Điển hình như trong vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), Phan Văn Anh Vũ đã phải trả giá bằng mức án 7 năm 6 tháng tù cho hành vi "Đưa hối lộ"; Nguyễn Duy Linh, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo trả giá bằng 14 năm tù cho hành vi nhận hối lộ và với hành "Môi giới hối lộ", Hồ Hữu Hòa (SN 1984, trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bị tuyên phạt 2 năm 7 tháng 25 ngày tù.

Trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, người dân có thể dễ dàng nhận thấy sự vào cuộc tích cực của báo chí trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chống chạy chức, chạy quyền, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ... Thông qua báo chí, công chúng nhìn rõ hơn những kết quả nổi bật, những nét mới trong công tác xây dựng Đảng ở nhiều vùng, miền trong cả nước, phát triển Đảng trong khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phản ánh toàn diện mối tương quan giữa xây dựng Đảng với xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng chí Ngô Minh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng – Cơ quan Thường trực Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) khi đánh giá về những tác phẩm báo chí viết về xây dựng Đảng đã chia sẻ: “Các tác phẩm báo chí có nhiều tác dụng, đóng góp lớn vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thông qua tác phẩm báo chí đã phát hiện ra những vấn đề, điểm yếu trong công tác tổ chức - cán bộ, xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, việc phòng, chống tham nhũng, phát hiện ra những quy định, hướng dẫn của Trung ương đã lỗi thời để sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Báo chí trở thành kênh tham vấn, hiến kế các cơ quan Đảng, Nhà nước lắng nghe, tiếp thu, điều chỉnh để hoạt động tốt, hiệu quả hơn".

1-6465.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao 6 Giải A cho các tác giả và nhóm tác giả tại giải búa liềm vàng 2021

Để báo chí tiếp tục phát huy vai trò của mình

Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thể hiện rõ vai trò xung kích, đi đầu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Chất lượng thông tin, tuyên truyền về nội chính và phòng, chống tham nhũng ngày càng được nâng cao; hình thức tuyên truyền có nhiều cải tiến, đổi mới, tăng tính hấp dẫn và khả năng tương tác cao với độc giả. Nhiều nội dung phối hợp đã và đang được thực hiện nề nếp, hiệu quả như thông tin tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội chính và phòng, chống tham nhũng; hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Ban Nội chính Trung ương; kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tham nhũng.

Trong mọi thời kỳ, báo chí luôn được coi là lực lượng chủ lực và xung kích trên mặt trận tư tưởng, tạo sự thống nhất và liên kết trong xã hội nhằm giải quyết các nhiệm vụ xã hội. Báo chí là phương tiện thông tin tác động đến đông đảo công chúng một cách thường xuyên, liên tục nhất. Hoạt động của báo chí luôn gắn với chính trị, mục đích của báo chí là mục đích chính trị, báo chí lôi kéo, tập hợp, giáo dục và thuyết phục, tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề về kinh tế – văn hóa – xã hội. Báo chí tuyên truyền thông qua sự kiện và vấn đề thời sự, lựa chọn thông tin sự kiện, qua đó tác động đến nhận thức của công chúng theo định hướng tư tưởng đã được hoạch định.

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, báo chí là công cụ đắc lực của Đảng với thông tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, phản ánh một cách chủ động và trung thực mọi mặt của đời sống xã hội; thông tin cập nhật tình hình trong nước và quốc tế. Báo chí là diễn đàn của nhân dân, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân và góp phần giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra. Báo chí gắn bó mật thiết với nhân dân, không chỉ thực hành chức năng phản ánh xã hội, cung cấp thông tin, luận cứ hướng dẫn tư tưởng và hoạt động cho người đọc, người xem, người nghe mà còn phục vụ nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Báo chí thực sự là vũ khí sắc bén, hiệu quả trong mọi mặt đời sống chính trị – xã hội.

Để báo chí phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình cho sự nghiệp cách mạng, thực sự là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là ngọn cờ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa… rất cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và nhân dân cả nước cho các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ những người làm báo. Các đơn vị báo chí rất cần sự quan tâm tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để thuận lợi trong hoạt động nghề nghiệp, trong sản xuất, xuất bản, truyền tải các ấn phẩm báo chí đến bạn đọc, công chúng.

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí cần tiếp tục nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, thông tin nhanh, chính xác, đa dạng, chủ động cập nhật, sáng tạo trong lĩnh vực thông tin tuyên truyền, đóng góp tích cực vào định hướng dư luận, tăng cường niềm tin trong nhân dân với Đảng, Nhà nước. Các cơ quan báo chí cũng cần phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo về lý luận chính trị, tư tưởng cũng như chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức để đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ cao cả của một “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vai tr của báo chí trong đấu tranh chống tiêu cực v xây dựng Đảng