Đây là dự báo được đưa ra tại Lễ phát động tháng hành động Quốc gia về Dân số năm 20 tổ chức sáng nay (10/12) tại thành phố Hà Nội.
Ngày 10/12, Bộ Y tế tổ chức Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 20, với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Năm 20 là năm thứ 5 thực hiện Chiến lược Dân số Việt nam đến năm 2030. Công tác dân số hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều vấn đề dân số phát sinh trong thực tiễn đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc chưa thật sự bền vững, xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp", Thứ trưởng Thuấn cho biết. Năm 2023, tỷ suất sinh ước tính là 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử và dự báo tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Trong khu đó mức sinh thay thế lý tưởng là 2,1 con/phụ nữ.
Theo dự báo từ Tổng cục Thống kê, nếu duy trì mức sinh ở mức phương trung bình, đến năm 2069, tỷ lệ tăng dân số bình quân Việt Nam sẽ về 0. Còn ở phương án mức sinh thấp, 35 năm nữa, Việt Nam sẽ đối mặt với tỷ lệ tăng dân số về mức âm.
Tốc độ gia tăng nhanh tỷ số giới tính khi sinh đã được khống chế nhưng vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm (năm 2023 là 112 bé trai/100 bé gái), giảm nhẹ so với năm 2022, trong khi tỷ số tự nhiên khoảng 105/100.
Mất cân bằng giới tính tác động xấu tới cấu trúc dân số tương lai và dư thừa nam giới. Năm 2020, Tổng cục Thống kê dự báo Việt Nam sẽ thừa khoảng 1,5 triệu nam giới từ đến 49 tuổi vào năm 2034 và thừa 1,8 triệu vào năm 2059 nếu mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao. Gây áp lực lên chính sách dân số của Quốc gia, gây áp lực lên trẻ em gái, tình trạng buôn bán phụ nữ có thể gia tăng.
Bên cạnh đó, tốc độ già hóa dân số nhanh và sẽ sớm bước qua thời kỳ dân số vàng. Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số và là một trong quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2038, khoảng năm nữa, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già, cứ 5 người dân thì có một người trên 60 tuổi.
Già hoá dân số sẽ gâp áp lực lên nền kinh tế, đặc biệt các vấn đề an sinh xã hội như chăm sóc y tế, bảo trợ xã hội…, cần chi phí nhiều hơn. Tình trạng thiếu lao động cũng gia tăng, cơ cấu ngành nghề thay đổi, là những áp lực sẽ gây cho nền kinh tế nước ta trong tương lai
Ngoài ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, mang thai và sinh con ở người chưa thành niên, tầm vóc, thể lực, chất lượng cuộc sống cần phải được cải thiện nhiều hơn... Trong khi đó, tổ chức bộ máy làm công tác dân số hiện nay chưa ổn định, thiếu thống nhất giữa các tỉnh, thành phố, nguồn lực đầu tư cho công tác dân số chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, cho biết bên cạnh thách thức, ngành dân số Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu. Người dân hiện nay sống thọ hơn, vượt chỉ tiêu về giảm tỷ lệ tử vong mẹ. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại của phụ nữ trong độ tuổi -49 tăng, đạt hơn 60%, góp phần nâng cao sức khỏe sinh sản cho mọi người.
Ngành Y tế đã xây dựng hồ sơ đề án trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về “Khung chính sách tổng thể về dân số, bảo đảm tỉ suất sinh thay thế phù hợp với vùng, miền, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số”; hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Dân số dự kiến trình Chính phủ vào tháng 12/20.
Hiện có 8 chương trình, đề án, kế hoạch về dân số đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đang triển khai để giải quyết toàn diện về các mặt của công tác dân số. Nhiều mô hình hay, hoạt động tốt tiếp tục được triển khai tại các địa phương. Ban chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển được kiện toàn; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về công tác dân số.
Bên cạnh đó, các sự kiện truyền thông, hội thảo quốc tế đã được tổ chức nhằm lan tỏa sâu rộng các hoạt động, huy động nguồn lực cho công tác dân số.