Đề nghị giữ lại hình thức Thng tư của Chánh án TANDTC

Mai Thoa| 28/10/2014 11:50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng nay 28/10, Quốc hội đã họp tại hội trường nghe Báo cáo về dự án Luật ban hnh văn bản quy phạm pháp luật.

Việc xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng hệ thống pháp luật hiện nay quá phức tạp, cồng kềnh, gây khó khăn cho việc tuân thủ, áp dụng pháp luật.

Giữ lại hình thức Thông tư của Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC

Theo Ủy ban Pháp luật Quốc hội, phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật hiện vẫn còn ý kiến khác nhau.

Nhiều ý kiến tán thành với đề nghị của Chính phủ và cho rằng, dự thảo Luật chỉ nên quy định về ban hành các văn bản pháp luật  (VBPL) có chứa quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần đối với mọi cá nhân, tổ chức. Đối với các loại VBPL khác, như việc ban hành bản án, quyết định của TANDTC được thực hiện theo Luật, Bộ luật về tố tụng tư pháp; các VBPL là quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được điều chỉnh cụ thể trong Luật ban hành quyết định hành chính đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20.

Đề nghị giữ lại hình thức Thông tư của Chánh án TANDTC

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày báo cáo thẩm tra Luật ban hành VBQPPL

Loại ý kiến thứ 2 đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật cho phù hợp với tên gọi, bao gồm cả việc ban hành VBPL chung và VBPL là các quyết định hành chính, trừ văn bản pháp luật trong lĩnh vực tố tụng. Theo đó, nên sáp nhập nội dung điều chỉnh trong Dự án Luật ban hành quyết định hành chính vào Dự án Luật này với tên gọi chung là “Luật ban hành văn bản pháp luật”. Loại ý kiến này cho rằng, quy định như vậy bảo đảm sự thống nhất điều chỉnh các VBPL (cả VBPL chung và VBPL cá biệt) trong một đạo luật.

Tuy nhiên, hạn chế của phương án này là do trình tự, thủ tục ban hành văn bản và cơ chế tổ chức thực hiện của mỗi loại VBPL là khác nhau, nên rất khó cho việc quy định chung trong một đạo luật. Mặt khác, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự án Luật này đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, nên có thể ảnh hưởng đến tiến độ trình, thông qua Dự án Luật.

Ủy ban Pháp luật cho rằng, để bảo đảm tính khả thi trong tình hình hiện nay, Dự án Luật này chỉ nên điều chỉnh đối với việc ban hành VBPL như loại ý kiến thứ nhất; đối với các VBPL là quyết định hành chính thì sẽ điều chỉnh trong dự án Luật ban hành quyết định hành chính.

Về thẩm quyền ban hành và hình thức VBPL, nhiều ý kiến đề nghị giữ lại hình thức Thông tư của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC và quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, bởi vì các cơ quan này là các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp, VBPL của các cơ quan này được ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, trong dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi) đang được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội vẫn quy định về thẩm quyền ban hành VBQPPL của Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC. Trong Luật Kiểm toán Nhà nước quy định thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc ban hành các chuẩn mực kiểm toán nhà nước để áp dụng trong cả nước.

Đồng thời giữ lại hình thức văn bản liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước, như Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định cụ thể vể quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Bỏ Nghị định “không đầu” vì hạn chế quyền con người

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cũng cho biết, một nội dung quan trọng trong Dự thảo Luật nữa là đã không quy định việc giao Chính phủ ban hành Nghị định về những vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành Luật, Pháp lệnh nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội để phù hợp với quy định của Hiến pháp là đề cao quyền công dân, quyền con người và để bảo đảm thực hiện quy định của Hiến pháp là quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong một số trường hợp cần thiết. Như vậy, việc ban hành Nghị định “không đầu” đối với một số vấn đề liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân là không còn phù hợp với quy định của Hiến pháp nữa.

Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện nay, hệ thống pháp luật về cơ bản đã được hình thành làm cơ sở cho quản lý nhà nước; năng lực xây dựng pháp luật của các cơ quan đã được nâng cao có thể đáp ứng được yêu cầu trong hoạt động lập pháp. Trường hợp cần thiết, có thể trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành luật, pháp lệnh theo quy trình rút gọn để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Do vậy, đề nghị cân nhắc để quy định chặt chẽ nội dung này trong Luật.

Một nội dung khác được loại bỏ trong Dự thảo Luật đó là không quy định thẩm quyền ban hành VBPL của chính quyền cấp huyện, cấp xã, vì cho rằng thực tế những năm gần đây nhu cầu ban hành VBPL của chính quyền cấp huyện, cấp xã là không lớn, nếu có thì chủ yếu là sao chép lại văn bản của cơ quan cấp trên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề nghị giữ lại hình thức Thng tư của Chánh án TANDTC