Trong phiên xét xử ngy 21/12, đại diện VKS đưa ra các quan điểm chứng minh nội dung truy tố với các bị cáo trong vụ án Alibaba l c căn cứ, đúng người, đúng tội.
Trước đó, một số luật sư đại diện cho các bị cáo, trong đó luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thái Luyện- cựu CEO của Alibaba, thủ lĩnh nhóm công ty thuộc Alibaba cho rằng, hành vi của các bị cáo từ ủy quyền, ký hợp đồng chuyển nhượng đất, thu tiền khách hàng là công khai, đồng thuận, nên thuần là giao dịch dân sự.
Theo đó, quan điểm các luật sư cho rằng: Các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ người dân sang cá nhân là thành viên nhóm công ty Alibaba, sau đó các thành viên ủy quyền lại cho các pháp nhân thuộc Alibaba. Alibaba đặt tên dự án, vẽ sơ đồ lô nền, lập hợp đồng chuyển nhượng cho khách hàng để thu tiền. Các giao dịch giữa Alibaba và khách hàng đều công khai, thuận tình nên không thể coi là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Luyện biện minh, khách hàng có nhu cầu thì được dẫn đi xem thực tế tại dự án, đọc kỹ hợp đồng mới ký và thanh toán tiền. Sau thời hạn hợp đồng, nếu Alibaba không thực hiện được thì sẽ trả lại tiền hoặc cam kết mua lại với lãi suất cao. Do đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Luyện cho rằng, bị cáo không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại các phiên xử vừa qua, một số bị cáo cũng vin vào sự tự nguyện của khách hàng để cho rằng, các giao dịch giữa khách hàng và Alibaba là thuận tình, để khẳng định vô tội.
Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố cho rằng, nội dung truy tố của cáo trạng là đúng người, đúng tội. Theo VKS, Alibaba và nhóm công ty con là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng không tuân thủ pháp luật này. Căn cứ khoản 4, Điều 5, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, các loại bất động sản đưa vào kinh doanh gồm các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Hơn nữa, Điều 12, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài quy định trên, đối với loại hình dự án đất nền, nhà liền kề, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản muốn chuyển nhượng đất hình thành trong tương lai thì phải có điều kiện về cơ sở hạ tầng đường, điện, thoát nước…
Tuy nhiên, các lô, nền đất của Alibaba chuyển nhượng cho khách hàng là những lô nền không có thực. Không có dự án hoặc chưa được cơ quan chức năng chấp thuận dự án nhưng Alibaba tự nhận đó là dự án, tự đặt tên, tự vẽ quy hoạch, tự đồ họa phân lô nền, tự quảng cáo, dùng thông tin sai sự thật để khách hàng tin đó là thật. Sự “thuận tình”, “công khai” mà bị cáo Luyện và một số bị cáo tự bào chữa cho mình là do khách hàng tự nguyện, nhưng do tin vào các thông tin giả dối do các bị cáo vẽ ra.
Trong vụ án, hành vi của nhóm bị cáo còn vi phạm nghiêm trọng chủ trương gìn giữ phát triển đất nông nghiệp của Nhà nước. Đất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong cơ cấu nhóm đất mà Hiến pháp, pháp luật đất đai, luật quy hoạch… quy định. Nhà nước chủ trương bảo vệ, phát triển nên cấm các hành vi tự ý chuyển nhượng khi không đủ điều kiện, cấm chuyển đổi mục đích sử dụng khi chưa được phê duyệt quy hoạch.
Hành vi của nhóm bị cáo tự lập dự án khu dân cư, khu đô thị trên đất nông nghiệp là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản, pháp luật về quy hoạch. Hành vi này còn tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản, làm tăng giá đất, gây nên tình trạng bong bóng, sốt ảo, gây khó khăn trong quản lý nhà nước. Về hậu quả, sau khi thu tiền hàng ngàn tỷ đồng của hàng ngàn khách hàng, nguồn tiền này bị sử dụng sai mục đích, một số đến nay không thể thu hồi.
Tại phiên xét xử, đại diện VKS một lần nữa khẳng định nội dung truy tố đúng người, đúng tội. Theo đó, đại diện VKS đề nghị mức án chung thân với Nguyễn Thái Luyện, mức án từ 5 - 30 năm tù với các bị cáo còn lại ở cả hai tội danh rửa tiền và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.