Thương hiệu tỏi Lý Sơn được bảo hộ nhãn hiệu, nhân dân đất đảo tiền tiêu mưu sinh chính nhờ vo canh tác trồng tỏi. Thế nhưng, vụ m a năm 2022-2023, nng dân Lý Sơn điêu đứng vì ruộng tỏi mất m a trên 70%.
Vụ tỏi đông - xuân năm 2021 – 2022, huyện Lý Sơn thu được hơn 1.200 tấn, bằng 30% so với sản lượng trung bình các năm khác. Còn vụ tỏi đông xuân năm 2022-2023, sản lượng giảm từ 70% - 90% so với vụ vừa qua. Hiện tại, tỏi tươi được thương lái thu mua với giá từ .000 đồng - 30.000 đồng/kg.
Ông Lê Văn Chính (thôn Đông An Hải) nhìn cánh đồng tỏi bạt ngàn bị mất mùa trầm trọng buồn rầu nói: “Tôi trồng 2 sào ruộng tỏi (khoảng 1.000m2), giai đoạn đầu mùa phát triển tươi tốt, nhân dân phấn khởi hứa hẹn vụ mùa bội thu và đón Tết nguyên đán đầm ấm. Sau đó, dịch bệnh lan rộng trên toàn huyện, khiến ngồng tỏi khô héo, chết dần. Bây giờ thì chẳng còn củ tỏi nào, cố nhặt lắm chỉ được 10% số giống tỏi đã gieo trồng”.
Nông dân thẫn thờ bên cánh đồng tỏi mất mùa lớn nhất trong suốt hàng chục năm trên “Vương quốc tỏi” Lý Sơn.
Cùng chung nỗi buồn vì thua lỗ nặng nề, bà Ngô Thị Kiểm (thôn Tây An Hải) cho biết đây là mùa vụ mất mát thảm hại nhất trong cuộc đời 30 năm trồng tỏi của gia đình bà.
“Gia đình tôi bỏ ra 45 triệu đồng trồng 3 sào tỏi, sau 4 tháng lại “trắng tay”, đó là chưa kể công sức chăm sóc. Vụ mùa năm 2022-2023, coi như gia đình tôi mất trắng số tiền đầu tư. Những năm gần đây, sản lượng tỏi ngày càng sụt giảm, nông dân chỉ biết kêu trời mà thôi”, bà Kiểm xót xa.
Từ lâu nay, nghịch lý “mất mùa thì được giá” hoặc “được mùa thì mất giá”, còn ở vụ tỏi Lý Sơn năm nay, nông dân Lý Sơn mất trắng gần hoàn toàn bởi tình cảnh “mất mùa và mất giá”.
Theo người dân Lý Sơn, hầu hết các ruộng tỏi đều thiệt hại gần hoàn toàn, số tỏi còn sót lại thì củ tỏi nhỏ, củ hóp, củ bị bung vỏ, thân thối nên thương lái không mặn mà thu mua.
Ruộng tỏi vào thời kỳ thu hoạch bị dịch bệnh phá hủy trơ trọi
Trường hợp nông dân Trần Thị Châu (thôn An Vĩnh) mất gần 100 triệu, khi đầu tư trồng 7 sào tỏi nhưng thu hoạch gần 20% so với năm trước với củ tỏi kém chất lượng. Kéo theo giá tỏi chỉ bằng “tô bún” nhưng thương lái không muốn mua.
Nghĩ đến số nợ đã vay, chị Trần Thị Châu mắt đỏ hoe nói: “Vay mượn đầu tư cả trăm triệu, rồi công sức hai vợ chồng bỏ ra, trông chờ vào vụ mùa này để trả nợ giờ thì không còn gì, lại còn gánh nợ. Ở trên đảo này, nếu không trồng tỏi thì không biết làm gì, chồng tôi lại đau yếu nên không thể đi biển phụ kinh tế. Năm nay trời phụ công sức người dân Lý Sơn rồi”.
Dù biết trắng tay nhưng người dân cố gắng tìm kiếm củ tỏi còn sót lại
Trên thực tế hiện nay, nông dân đảo Lý Sơn canh tác trồng hoa màu theo hướng tự phát và ưu tiên trồng giống hoa màu có kinh tế cao là tỏi. Bên cạnh đó, nhân dân tự nghiên cứu kỹ thuật trồng truyền thống, chưa áp dụng kỹ thuật cao và chưa có biện pháp chống dịch bệnh, sâu rầy phá hại cây trồng.
Trao đổi với phóng viên Báo Công lý, ông Phạm Văn Công (chủ thương hiệu Dori – chuyên kinh doanh, chế biến sản phẩm tỏi Lý Sơn) chia sẻ: “Sinh ra trên đất đảo Lý Sơn, tôi thấu hiểu nỗi khó khăn, gian nan của bà con trồng tỏi, tôi từ bỏ tất cả để về quê hương đưa thương hiệu tỏi Lý Sơn vươn xa khắp năm châu. Năm nay nông dân Lý Sơn rất buồn. Trước tình cảnh này, doanh nghiệp tôi đang thu mua tỏi chất lượng với mức giá từ 40.000 đồng – 45.000 đồng/kg (cao hơn thị trường trên 40%) loại tỏi tươi tại cánh đồng, mua từ 80.000 đồng – 100.000 đồng/kg với tỏi khô. Với giá mua này, phần nào bà con giảm bớt thiệt hại”.
Sản lượng mất mùa, chất lượng thấp với củ tỏi nhỏ, hóp và thân củ không đẹp mắt.
Trước tình trạng giảm sản lượng tỏi, ông Phạm Văn Công chú trọng khoảng 80-90% sản lượng để chế biến tỏi Lý Sơn thành phẩm như tỏi đen, rượu tỏi đen, cao tỏi đen, bột tỏi và tỏi ngâm mật ong.
Theo kế hoạch hỗ trợ nông dân Lý Sơn, doanh nghiệp này cam kết hỗ trợ nông dân phân bón hữu cơ, hướng dẫn kỹ thuật cao tăng cường năng suất, chống dịch bệnh và thời tiết xâm phạm ruộng tỏi bằng màn lưới, nhà bạc.
Điều đặc biệt, doanh nghiệp Dori cam kết thu mua 100% sản lượng cho nông dân (trường hợp ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp tài trợ công nghệ chăm sóc) với mức giá cao hơn thị trường khoảng 20 – 30%. Bên cạnh đó, nếu hợp tác thì sau vụ mùa, trừ chi phí đầu tư, công chăm sóc, giống thì chia tỷ lệ theo thỏa thuận.
Một số củ tỏi nhỏ phù hợp chế biến thành phẩm có giá trị kinh tế cao hơn và vẫn mang thương hiệu tỏi Lý Sơn.
Đề xuất giải pháp trong thời gian tới, ông Đặng Tấn Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, huyện đang thực hiện dự án 10ha mẫu về trồng tỏi kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ, đến nay đạt năng suất tốt hơn so với trồng tỏi truyền thống.
"Thời gian tới, huyện khuyến khích nông dân thực hiện theo mô hình dự án, hướng đến sự phối hợp giữa 3 nhà (nhà nông, nhà nước, doanh nghiệp) nhằm giúp tỏi Lý Sơn đạt năng suất và chất lượng tốt nhất”, ông Thành nói.