Hợp tác quốc tế của TAND gp phần tích cực vo cuộc đấu tranh vì ha bình, độc lập dân tộc, dân chủ v tiến bộ xã hội trên ton thế giới

Trần Minh Giang| 27/02/2016 09:18
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước, TAND đang tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế song phương v đa phương; tích cực tham gia vo các định chế ti phán quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng, Nh nước.

TAND luôn nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; nỗ lực tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Tăng cường và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế

Tại Hội nghị triển khai công tác năm 20 của TAND, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình yêu cầu TAND các cấp thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm công tác, trong đó có nhiệm vụ: “Tăng cường và mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế; tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế liên quan tới công tác Tòa án; xây dựng đề án về đào tạo cán bộ phục vụ hội nhập quốc tế để chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào các định chế tài phán quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo chủ trương và sự phân công của Đảng, Nhà nước. Tăng cường phối hợp với các đơn vị TANDTC, cơ quan tổ chức hữu quan trong và ngoài nước để chuẩn bị tốt hơn cho các đoàn ra, đoàn vào cũng như thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế khác”.

Hợp tác quốc tế của TAND góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới

Hội đàm giữa TANDTC Việt Nam và TATC Cu Ba  

Thực hiện yêu cầu của lãnh đạo TANDTC, trong năm 20 các đơn vị chức năng của TANDTC và các TAND địa phương đã tích cực, chủ động mở rộng quan hệ với Tòa án các nước trên thế giới. Trong đó nâng tầm quan hệ toàn diện với Tòa án các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, quan trọng và các nước trong khu vực; mở rộng việc tham gia các tổ chức quốc tế về pháp luật, tư pháp; xây dựng cơ chế thực thi nghĩa vụ quốc gia trong các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia thuộc trách nhiệm của TAND. Tòa án các cấp tiếp tục thực hiện tốt các dự án hỗ trợ kỹ thuật; chủ động kêu gọi và tranh thủ các nguồn tài trợ từ nước ngoài để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án.

Trong năm 20, đã có 44 Đoàn cán bộ Tòa án trên phạm vi cả nước đi thăm, làm việc với Tòa án các nước và tham dự nhiều Hội nghị quốc tế. Tiêu biểu là Đoàn đại biểu cấp cao của TANDTC Việt Nam do đồng chí Trương Hòa Bình dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Singapore vào tháng 1/20, tại Phillipine tháng 3/20, tại Slovakia và Áo tháng 7/20, tại Hàn Quốc tháng 8/20, tại Nga vào tháng 10/20. Trong các chuyến thăm, làm việc này, TAND Việt Nam đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong cải cách tư pháp, tổ chức bộ máy hoạt động của Tòa án các cấp và xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật. 

Bên cạnh đó, đã có 12 Đoàn đại biểu cấp cao do các Phó Chánh án TANDTC dẫn đầu đi thăm, làm việc với Tòa án các nước Australia, Cam-pu-chia, Hung-ga-ry, Áo, Thụy Sỹ, Indonesia, Nga, Lào và Vương quốc Anh. Qua những chuyến thăm này, nhiều cán bộ, Thẩm phán TAND các cấp đã được học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm để phục vụ cho công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án nhất là những tranh chấp quốc tế. Ngoài ra, đã có 26 Đoàn cán bộ TANDTC, TAND địa phương sang tham dự các diễn đàn pháp luật quốc tế; nghiên cứu, chia sẻ thông tin với Tòa án các nước như Hà Lan, Quata, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Áo, Cam-pu-chia, Lào, Philipine. Cùng với TANDTC, nhiều Đoàn đại biểu của các TAND địa phương đã chủ động sang thăm, làm việc với TAND các nước có chung đường biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia, Tòa án các nước trong khối ASEAN và những nước đã ký kết biên bản ghi nhớ với TAND Việt Nam. Việc trao đổi các đoàn ở địa phương đã tạo điều kiện chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thực tiễn xét xử, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống và xét xử tội phạm xuyên quốc gia.

Song song với các Đoàn đại biểu TAND Việt Nam sang thăm và làm việc với Tòa án các nước, năm 20, TANDTC đã đón 9 Đoàn đại biểu cấp cao Tòa án các nước sang thăm và làm việc với TANDTC Việt Nam theo lời mời của Chánh án Trương Hòa Bình. Tiêu biểu là Đoàn đại biểu cấp cao TANDTC Cuba, TANDTC Lào, TATC Campuchia, TANDTC Trung Quốc, Tòa án Công lý Hunggary, nguyên Chánh án TANDTC Lào... Những chuyến thăm, làm việc của đoàn đại biểu TATC các nước với TAND Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội mới trong việc đẩy mạnh hợp tác song phương, tìm ra các lĩnh vực hợp tác mới về đào tạo, hỗ trợ lẫn nhau trong thực thi biên bản ghi nhớ đã ký kết.

Hợp tác quốc tế của TAND góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới

Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào tiếp ông Christian Lange, Quốc vụ khanh Bộ Tư pháp CHLB Đức

Ngoài ra, TANDTC đã làm việc với hàng chục Đoàn đại biểu của các cơ quan, tổ chức quốc tế như: Bộ Tư pháp Lào, Slovakia, An-giê-ri, Đức; VKSTC Cuba, Hunggary; Đoàn luật sư Nhật Bản; Thẩm phán TATC và Tòa phúc thẩm Liên bang của Hoa Kỳ... TANDTC còn tiếp, trao đổi với Ban điều hành Tổ chức Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women); Đoàn công tác của Tổ chức Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD); chuyên gia Hàn quốc (Dự án KOICA), nhóm Nhà báo của Chính phủ Hàn Quốc; Đại sứ Hungary; Tham tán Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội; Chủ tịch JICA... Trong quá trình thăm và làm việc với TANDTC Việt Nam, các đoàn đã trao đổi thông tin, tìm hiểu tổ chức và hoạt động của hệ thống TAND, quá trình cải cách tư pháp, các lĩnh vực về pháp luật để tiếp tục tài trợ trong thời gian tới hoặc tìm kiếm cơ hội hợp tác mới.

Mặt khác, năm 20, TAND Việt Nam đã tham gia đóng góp ý kiến cho 11 dự thảo Hiệp định, Hiệp ước quốc tế song phương và đa phương trong nhiều lĩnh vực như tương trợ tư pháp, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù; tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiệp định giữa các nước ASEAN về chống mua bán người; tham gia xây dựng các báo cáo quốc gia về thực thi Công ước của Liên hợp quốc về các quyền chính trị, dân sự, Công ước của Liên Hợp quốc về Chống mất tích cưỡng bức, Công ước về chống tra tấn, Công ước về chống tham nhũng… Năm 20, TANDTC đã tổ chức buổi gặp mặt đại diện các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế đã hỗ trợ, cộng tác với TAND Việt Nam trong những hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế cũng như đóng góp của các cơ quan này vào quá trình phát triển của nền tư pháp Việt Nam. Đại diện các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế đều đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả của TANDTC Việt Nam và các TAND địa phương.

Đẩy mạnh thực hiện các điều ước quốc tế

Hiện nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Với vị thế ngày càng nâng cao, TAND Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế trong lĩnh vực tư pháp gồm: Hội nghị Chánh án các nước Châu Á - Thái Bình Dương; Diễn đàn cải cách tư pháp Châu Á - Thái Bình Dương; Hiệp hội TATC các nước có sử dụng tiếng Pháp. Ngoài ra, TANDTC còn tích cực tham dự các diễn đàn quốc tế khác như: Hội nghị quốc tế các Chánh án thế giới; Hội nghị bàn tròn Chánh án các nước ASEAN; Diễn đàn tư pháp quốc tế về hải quan… Đây là những diễn đàn quan trọng để TAND Việt Nam tiếp xúc, mở rộng quan hệ hợp tác với Tòa án các nước trên thế giới nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về luật pháp và tư pháp; là một kênh quan trọng để TAND Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế về những thành tựu đổi mới về kinh tế, văn hóa, chính trị, cải cách tư pháp của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Thực hiện Chiến lược đối ngoại của TAND đến năm 2020, trong năm qua TAND các cấp cũng tích cực đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế, với chức năng, nhiệm vụ được giao, lãnh đạo TANDTC đã ban hành Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam có liên quan đến TAND. TAND các cấp đã chủ động xây dựng và thực hiện nhằm nâng cao vị thế, vai trò của TAND trong hợp tác đa phương về tư pháp quốc tế, góp phần thiết thực thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về đa dạng hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực. TAND cũng chủ động tham gia cùng các Bộ, ngành hữu quan để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam; hỗ trợ việc hài hòa hóa pháp luật và thể chế trong nước về tư pháp quốc tế theo tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho tiến trình hội nhập của Việt Nam.

Năm 20, TAND chủ động gia nhập một số công ước cụ thể của Hội Nghị La Hay để hỗ trợ có hiệu quả và thiết thực cho công tác giải quyết, xét xử của Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TAND và hoàn thiện pháp luật về tư pháp quốc tế. Các Tòa án không ngừng nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi pháp luật về tư pháp quốc tế trong công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; thực hiện ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân sự, xem xét yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài. TANDTC cũng tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học về tư pháp quốc tế, đặc biệt về một số công ước của Hội nghị La Hay có nội dung về trình tự, thủ tục tố tụng dân sự, ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ ở nước ngoài và trợ giúp pháp lý cho đương sự tham gia tố tụng tại Tòa án nước ngoài. Các tài liệu biên dịch, kết quả nghiên cứu đề tài, chuyên đề Công ước về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại, Công ước về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, thương mại và Công ước về miễn hợp pháp hóa giấy tờ công nước ngoài, được đăng tải, phát hành, phổ biến trong TAND các cấp.

Năm 20, TANDTC cũng tập trung để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ năng lực chuyên môn, am hiểu pháp luật về tư pháp quốc tế và ngoại ngữ để xử lý các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế cũng như tham gia vào các hoạt động của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng xác định rõ đối tượng, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức, lộ trình để sau khi được đào tạo học viên hoàn toàn có đủ trình độ giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư pháp quốc tế phát sinh thuộc thẩm quyền của TAND. Cùng với đó, lãnh đạo TANDTC tăng cường đưa nội dung của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và một số công ước vào tài liệu giảng dạy của Học viện Tòa án.

Với các hoạt động hợp tác diễn ra sôi động, năm 20 được đánh giá là năm gặt hái nhiều thành công trong hoạt động hợp tác quốc tế của TAND. Mối quan hệ hợp tác của TAND với các tổ chức quốc tế và Tòa án các nước trong khu vực cũng như trên thế giới không ngừng được đẩy mạnh. Những kết quả đạt được ở lĩnh vực hợp tác quốc tế trong năm 20 không chỉ củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác của TAND nước ta với Tòa án các nước, góp phần đáng kể nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức cũng như các điều kiện vật chất phục vụ tốt hơn việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của TAND, mà còn nâng cao vị thế, uy tín của TAND Việt Nam trong khu vực và trên trên thế giới.

Nâng cao vai trò của Tòa án trong quá trình hội nhập

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhấn mạnh: Tòa án đóng vai trò trung tâm trong quá trình cải cách tư pháp; một trong các nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp, tổ chức thực hiện tốt các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường phối hợp chung trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm có tính chất quốc tế. Các hiệp định quốc tế song phương và đa phương, hệ thống các văn bản luật quốc gia liên quan đến các lĩnh vực tương trợ tư pháp, thương mại quốc tế cũng đặt ra yêu cầu TAND các cấp tích cực tham gia công tác quản lý nhà nước, thực hiện tốt các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam. Với vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị và được khẳng định tại Điều 102 của Hiến pháp năm 2013 “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”; “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, TAND đang tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế song phương và đa phương; tích cực tham gia vào các diễn đàn tư pháp lớn của thế giới; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực tham gia vào các định chế tài phán quốc tế trong quá trình hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột tôn giáo, sắc tộc, tranh chấp tài nguyên và lãnh thổ, biển đảo, bạo loạn, khủng bố diễn biến phức tạp; tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, khó lường. Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động; Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã hình thành Cộng đồng ASEAN và giữ vai trò trung tâm trong phần lớn các cơ chế hợp tác ở khu vực, có vị trí ngày càng cao trong chiến lược của các nước lớn. Trước tình hình trên đòi hỏi nước ta phải tiếp tục chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực, nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để hội nhập quốc tế nhằm phát triển bền vững và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

Nhận thức sâu sắc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hội nhập, hệ thống TAND đang có những bước đi thích hợp, vững chắc để thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của Tòa án các nước; sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của nước ngoài cũng như các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao chất lượng công tác của TAND các cấp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, TAND nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò của Tòa án Việt Nam trong quá trình hội nhập, gó­­­­­­­p phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hợp tác quốc tế của TAND gp phần tích cực vo cuộc đấu tranh vì ha bình, độc lập dân tộc, dân chủ v tiến bộ xã hội trên ton thế giới