Đ l trường hợp bé D.C.M. (16 tháng tuổi, ngụ tại quận 3, TP.HCM) vừa được tiếp nhận, điều trị v thực hiện cuộc ghép tạng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM.
Theo lời kể của gia đình, khi mang thai được 28 tuần thì người mẹ là chị N.C.T.T. (32 tuổi) bất ngờ chuyển dạ sinh non. Khi được hơn 1 tháng tuổi, bé đang điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thì phát hiện bị vàng da ứ mật do bệnh teo đường mật bẩm sinh.
Dù bé đã được phẫu thuật Kasai (mở thông nối ruột - tĩnh mạch cửa - gan) để điều trị nhưng tình trạng diễn tiến xấu nên gia đình đã chuyển bé sang Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Bệnh viện Nhi Đồng 2 tiếp nhận bé M. trong tình trạng bị viêm phổi nặng, suy gan giai đoạn cuối với biểu hiện suy hô hấp, báng bụng, vàng da nặng. Các bác sĩ đã điều trị tích cực bằng nhiều loại kháng sinh mạnh nhưng không hiệu quả. Sau đó, hội đồng chuyên môn bệnh viện đã chỉ định ghép gan bán khẩn cho bé để tránh nguy cơ tử vong.
Bệnh nhân đã hồi phục tốt sau phẫu thuật
Người cho tạng ban đầu được chọn lựa là bố ruột bé. Tuy nhiên, qua kiểm tra phát hiện người bố bị gan nhiễm mỡ, không phù hợp chỉ định cho gan.
Người kế tiếp tình nguyện cho gan để cứu sống cháu chính là ông nội D.V.L., (56 tuổi, ngụ tại tỉnh Tây Ninh) dù ban đầu ông khá lo lắng vì chưa từng nằm viện hay phẫu thuật. Thương cháu, cùng với sự giải thích tận tình từ các bác sĩ, ông đã lập tức đồng ý cho một phần gan của mình và bỏ ngay những thói quen có hại như hút thuốc, uống rượu… để gan được hồi phục tốt nhất trước khi cuộc ghép được tiến hành.
TS Phạm Ngọc Thạch - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, ca ghép gan kéo dài tiếng. Do động mạch gan trái của người cho xuất phát từ động mạch của dạ dày và mạc nối nhỏ nên khi bóc tách phân thùy gan 2, 3 tương đối khó khăn.
Tĩnh mạch cửa của bé trai không tương thích tĩnh mạch cửa của ông nội nên kíp phẫu thuật phải lấy tĩnh mạch cảnh trái của bé làm cầu nối, giúp mạch máu không bị gập, mạch máu lưu thông tốt.
Ngoài ra, vì bụng của em bé quá nhỏ do sinh non tháng nên ê-kíp phẫu thuật phải nong ổ bụng của em bé rộng ra để thích ứng với lá gan mới bằng tấm plaque - một vật liệu không gây phản ứng cho cơ thể, được mang từ nước ngoài sang phục vụ ca phẫu thuật.
Sau ghép 2 tháng, bệnh nhi hồi phục tốt, các chỉ số hoạt động trong cơ thể ổn định, da dẻ của bệnh nhi không còn đen sạm do tình trạng ứ mật như trước. Sức khỏe người cho gan cũng ổn định sau phẫu thuật.
Theo TS Thạch, đây là ca ghép gan thứ 13 do Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện. Nhiều trường hợp trẻ đang chờ ghép tạng, bệnh viện đã tham gia hệ thống điều phối ghép tạng quốc gia với mong muốn nhận được nguồn tạng hiến từ người cho chết não, tim ngừng đập để đẩy mạnh ghép tạng, cứu bệnh nhi nhưng tạng hiến còn rất khan hiếm.