Phng, chống HIV/AIDS hướng tới mục tiêu 90-90-90: Tham vọng v thách thức

Thảo Nguyên (ghi)| 27/11/2018 10:34
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Năm 2018 l năm thứ 5 liên tiếp, Việt Nam tiếp tục thực hiện mục tiêu 90-90-90 (90% người c HIV biết được tình trạng bệnh của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp.

Nhân ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã dành cho báo chí cuộc trao đổi về vấn đề trên.

PV: Ông có thể cho biết tình hình dịch HIV/AIDS năm 2018 tại Việt Nam?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 7.497 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS 2.514, số bệnh nhân tử vong 1.436 trường hợp. Số người nhiễm mới HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16 – 29 (38%) và 30 – 39 (36%). Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (63%) và qua đường máu (23%). 

Tính đến hết tháng 9/2018, số người nhiễm HIV hiện được báo cáo đang còn sống là 208.750 trường hợp, lũy tích người nhiễm HIV tử vong được báo cáo là 98.519 trường hợp. 

Theo số liệu ước tính và dự báo dịch HIV/AIDS năm 2016, ước tính hiện có khoảng 5.000 người nhiễm HIV, trong đó có hơn 5000 người nhiễm HIV là trẻ em, 67% là nam giới và 33% là nữ giới. Cũng theo số liệu ước tính và dự báo, dịch HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở 2 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm 35% số người nhiễm HIV của cả nước, tiếp đến là các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh, An Giang, Thái Nguyên, Đồng Nai mỗi tỉnh chiếm khoảng 3% số người nhiễm HIV cả nước.

Ước tính số người nhiễm mới HIV trong năm 2018, có khoảng 5.500 người từ tuổi nhiễm HIV và trẻ em nhiễm mới là 268 trẻ. Số người nhiễm mới người lớn giảm 64% so với năm 2010. Trong số nhiễm mới HIV, có 36% là phụ nữ lây từ chồng, bạn tình bị nhiễm HIV, % là người quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ, 23% là người nghiện chích ma túy, 10% là người mua dâm, 5% là nam giới lây từ vợ, bạn tình bị nhiễm HIV, 2% là phụ nữ bán dâm.

Phòng, chống HIV/AIDS hướng tới mục tiêu 90-90-90: Tham vọng và thách thức

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế)

Theo kết quả Giám sát trọng điểm cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 14%, nhóm MSM là 12,2% và Phụ nữ bán dâm là 3,7%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích và túy thay đổi không đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nhóm MSM có xu hướng tăng nhanh từ 5,1% năm 20, lên 7,4% năm 2016 và 12,2% năm 2017.

Có thể nói, dịch HIV/AIDS năm 2018 tiếp tục có xu hướng giảm. Tuy nhiên, diễn biến dịch HIV/AIDS vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong cộng đồng. Sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, đặc biệt trong nhóm trẻ tuổi, dần sẽ là nhóm chính nhiễm mới HIV ở Việt Nam. Lây truyền HIV từ người nhiễm HIV sang những người không thuộc nhóm nguy cơ cao, như vợ, bạn tình của người nghiện chích ma túy sẽ khó khăn trong việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm hại do khó khăn xác định nhóm đích để cung cấp dịch vụ can thiệp và tư vấn làm xét nghiệm HIV sớm.

Một số địa bàn có nguy cơ lây nhiễm HIV cao ở các vùng sâu, vùng xa cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng do người dân không có đủ kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cao nhưng chưa được xét nghiệm phát hiện địa bàn trọng điểm về dịch HIV/AIDS…

PV: Năm 2018, Việt Nam đạt được những thành tựu gì trong công tác phòng, chống HIV/AIDS?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS từ năm 2005 đến nay, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan luôn quan tâm ủng hộ xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, hướng dẫn chuyên môn để triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm tính chặt chẽ, nhân văn và thuận lợi triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đặc biệt, trong năm 2018, để bảo đảm cho người nhiễm HIV duy trì việc cung cấp thuốc ARV, Chính phủ đã chuyển dần nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ Bảo hiểm Y tế; đa dạng hóa các mô hình xét nghiệm HIV.

Để bảo đảm thực hiện mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng HIV, trong 3 năm qua, Bộ Y tế đã mở rộng các mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng như: Xét nghiệm không chuyên do các tổ chức cộng đồng, y tế thôn bản thực hiện, tự xét nghiệm HIV, xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV, tìm người nhiễm HIV theo vết như dựa vào địa bàn trọng điểm nguy cơ lây nhiễm HIV cao, dựa vào các mạng lưới của nhóm nguy cơ cao để giới thiệu và xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV theo mạng lưới của họ.

Ngoài ra, Bộ Y tế còn đẩy nhanh việc mở rộng các phòng xét nghiệm sàng lọc HIV xuống các trạm y tế nơi có địa bàn trọng điểm HIV và mở rộng thêm các phòng xét nghiệm được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính ở tuyến huyện, đặc biệt các huyện xa trung tâm tỉnh, từ đó thời gian trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính được rút ngắn, cải thiện tình trạng mất dấu người nhiễm HIV sau khi xét nghiệm HIV, tăng cường chuyển gửi thành công người nhiễm HIV đến cơ sở điều trị ARV.

Việc mở rộng thêm các loại hình các xét nghiệm tại cộng đồng và cùng với tăng cường công tác xét nghiệm HIV trong các cơ sở y tế, nên số người người nhiễm HIV trong cộng đồng tiếp tục được phát hiện, ngày càng có người nhiễm HIV biết sớm tình trạng HIV và tham gia điều trị sớm ARV góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Phòng, chống HIV/AIDS hướng tới mục tiêu 90-90-90: Tham vọng và thách thức

Tư vấn cho người nhiễm HIV

PV: Ông có thể cho biết những khó khăn, thách thức và giải pháp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới? 

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa bảo đảm tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả. Đáng chú ý là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích ma túy và nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm nam có quan hệ tình dục với nam, chuyển giới... trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn lớn, do đó những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV sợ bị kỳ thị, không muốn đi làm xét nghiệm HIV, người nhiễm không muốn bộc lộ bị nhiễm HIV để đến cơ sở y tế để được điều trị ARV sớm. 

Ngoài ra, kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ, do đó các địa phương không có dự án viện trợ quốc tế, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách địa phương dành cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là rất hạn chế, nguồn kinh phí địa phương chỉ cung cấp đủ cho duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương.

PV: Được biết, trong thời gian gần đây, tình hình nhiễm HIV trong nhóm nam có quan hệ đồng tính nam có chiều hướng gia tăng, Cục trưởng có thể cho biết về tình hình và các đáp ứng với nhóm này?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Giám sát trọng điểm trong thời gian vừa qua mà Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện cho thấy tình hình nhiễm HIV trong nhóm nam có quan hệ đồng tính nam (MSM) có chiều hướng gia tăng, nhất là nhóm MSM trẻ. Theo dõi từ năm 2012 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này chỉ khoảng 2,3%, nhưng năm 2017 đã tăng lên tới 12,2%. Cá biệt có tỉnh thành phố tăng lên tới 14 hoặc 16%. Có thể nói đó là vấn đề rất đáng lưu tâm trong diễn biến dịch HIV.

Với kết quả theo dõi xu hướng dịch trong nhóm MSM như vậy, Cục Phòng, chống HIV/AIDS hiện đang phối hợp với các cơ quan liên quan như Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cùng với các chuyên gia có kinh nghiệm đang tiến hành các khảo sát nghiên cứu về ước tính quần thể MSM ở Việt Nam. Vì chúng ta muốn lập kế hoạch can thiệp chúng ta phải ước tính được cỡ mẫu quần thể? Rồi nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu hành vi của nhóm này để tìm ra các hành vi nguy cơ, từ đó can thiệp có hiệu quả.

Song song, chúng tôi cũng đang xây dựng hướng dẫn quốc gia can thiệp cho nhóm này. Hiện nay, kinh nghiệm quốc tế can thiệp toàn diện cho nhóm MSM cũng đã có. Cục cũng đã phối hợp tổ chức Hội thảo về can thiệp cho nhóm MSM. Điều quan trọng nhất là phải cung cấp được các dịch vụ can thiệp dự phòng phù hợp cho nhóm này ví dụ như truyền thông, tư vấn xét nghiệm, cung cấp các dịch vụ can thiệp giảm hại thân thiện phù hợp. Chẳng hạn, về truyền thông hay xét nghiệm, nhóm MSM là nhóm có trình độ cao, khả năng tiếp cận cộng nghệ thông tin tốt. Do vậy các cách tiếp cận truyền thống như gặp trực tiếp thông qua nhóm đồng đẳng kém hiệu quả nhất là trên khía cạnh giá thành. Do vậy chúng ta cần tiếp cận qua các công nghệ thông tin như hệ thống mạng xã hội chẳng hạn.

Có thể nói, việc kỳ thị kép với nhóm MSM (về giới tính, HIV/AIDS) đang là trở ngại lớn cho nhóm này tiếp cận dịch vụ. Do vậy các giảm kỳ thị phân biệt đối xử cho nhóm MSM cũng cần được quan tâm.

PV: Tại sao Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 Việt Nam lại chọn chủ đề “Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020!”?

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á cam kết nhanh chóng đạt được mục tiêu 90-90-90 do UNAIDS khởi xướng. Theo đó 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% số người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus và 90% số người điều trị đạt được ngưỡng ức chế tải lượng virus.

Năm 2018 là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam tiếp tục theo đuổi và thực hiện mục tiêu 90-90-90. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong phòng, chống HIV/AIDS, như:11 năm liên tiếp dịch HIV được kiểm soát ở cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV hằng năm; giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong do HIV/AIDS;vViệt Nam đã tiếp tục kiểm soát được tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ở mức dưới 0,3%.

Để hoàn thiện mục tiêu này phải có thời gian kéo dài, chúng ta đang phấn đấu để đến năm 2020 hoàn thành. Và trong năm 2018, chúng ta vẫn tiếp tục đưa mục tiêu này lên hàng đầu, bởi đây là những mục tiêu hết sức tham vọng và rất thách thức. Tuy nhiên nếu đạt được những mục tiêu này, không chỉ là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người mà còn là sự ổn định và phát triển của quốc gia.

Trong bối cảnh dịch HIV mang tính toàn cầu và tác động toàn cầu, nếu Việt Nam làm tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung và thực hiện thắng lợi các mục tiêu 90-90-90 thì không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với người dân Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế. Quan trọng nhất, đó là tiền đề để tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phng, chống HIV/AIDS hướng tới mục tiêu 90-90-90: Tham vọng v thách thức