Đất nước vo thu, trong khng khí những ngy tháng Tám lịch sử, chúng ti về thăm Phú Đình (Định Ha, Thái Nguyên) - Trung tâm an ton khu (ATK) kháng chiến một thời, mảnh đất đã từng ghi dấu bao sự kiện lịch sử ho h ng của dân tộc.
Địa danh gắn liền với lịch sử
Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), khi đặt chân đến vùng đất Định Hoá, Bác Hồ quyết định chọn nơi đây làm đại bản doanh của Trung ương Đảng, Chính phủ. Chính Bác đã chọn đồi Tỉn Keo, ngọn đồi nằm ngay dưới chân đèo De, được dãy núi Hồng che chở làm nơi ở và làm việc. Ngày 6-12-1953, chính tại lán cọ đơn sơ nằm lưng chừng đồi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, nhất trí thông qua phương án tác chiến, tấn công chiến lược Đông Xuân 1954 để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ của dân tộc…
Trong suốt những năm tháng kháng chiến ấy, đồng bào Phú Đình một lòng theo Đảng, bảo vệ chiến khu và cán bộ cách mạng. Bao nhiêu lần thực dân Pháp mở các cuộc tấn công vào chiến khu là bấy nhiêu lần thất bại. Kháng chiến đã thành công nhưng hình ảnh về ông Cụ râu bạc, ngày ngày xuống suối quẩy nước, bắt cá như bao người dân bình thường khác vẫn đọng lại trong tâm trí của bao lớp người dân Phú Đình. Xung quanh đồi Tỉn Keo còn có hàng loạt các điểm di tích như: Hầm Phượng Hoàng, Đồi phong tướng, Hầm Khuôn Tát… gắn với tên tuổi của Tổng Bí thư Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Hiện, 8 điểm di tích quan trọng ở Phú Đình đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia. Chính quyền và nhân dân địa phương luôn quan tâm, nỗ lực hết mình để bảo tồn, giữ nguyên giá trị của di tích...
Phú Đình hôm nay
Ông Ma Tiến Kiên, Chủ tịch UBND xã Phú Đình vui mừng cho biết: Mặc dù không phải là xã điểm về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay, Phú Đình đã đạt được một số tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, xã Phú Đình đang tập trung mạnh vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngoài thâm canh lúa bao thai đặc sản, Phú Đình đã trồng trên 250ha chè, chủ yếu là các loại chè giống mới như: Bát Tiên, 777, LDP1... Xã đang tập trung phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, nâng tổng đàn gia súc lên hơn 30.000 con, trong đó có cả giống bò lai, trâu, dê, lợn hướng nạc. Hơn 1.200ha rừng khoanh nuôi tái sinh được giao cho 100 hộ quản lý, bảo vệ làm cơ sở phát triển nghề rừng. Nhờ vậy, xã đã xóa hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn 32%. Việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp đã giúp Phú Đình đang từng bước chuyển mình. Một số hộ dân đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đạt thu nhập trên 20 triệu đồng/năm, trở thành điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo của huyện như: Trang trại VAC của cựu chiến binh Ma Đình Được (bản Đồng Hoàng), mô hình vườn-rừng-ao-chuồng của ông Lê Văn Thụ (xóm Diên Phú), mô hình nuôi trâu của ông Hoàng Văn Hà (xóm Nà Mùi), mô hình kinh doanh của ông Đỗ Thanh Bằng (xóm Tỉn Keo)…
Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Đến nay, 50% số thôn bản trong xã đã được công nhận danh hiệu thôn bản văn hoá, trên 70% số gia đình đạt "gia đình văn hoá". Mặc dù, 70% dân số trong xã là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng hiện xã không có người sinh con thứ ba. Số trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%, không có trường hợp trẻ thất học, bỏ học…
Trong những năm trở lại đây, mỗi năm tỉnh, huyện đầu tư cho xã hàng tỷ đồng phát triển cơ sở hạ tầng như: 4 tuyến đường giao thông từ trung tâm xã vào các thôn bản vùng sâu, vùng xa: Khuôn Tát, Nạ Mòn, Nạ Mùi, Đồng Giắng... đã hoàn thành, tạo điều kiện cho giao lưu hàng hoá, phát triển du lịch, dịch vụ; Tu sửa kênh mương Đèo De, đập Đồng Kệu, đập đồng Ban. Các công trình: trường mầm non, trường tiểu học với trị giá đầu tư hơn 1 tỷ đồng cũng được khởi công xây dựng. Điện lưới quốc gia toả sáng 22/22 xã và có trên 90% số hộ được sử dụng điện, 80% dân cư được sử dụng nước sạch.
Ông Lường Văn Lợi, Bí Thư Đảng ủy xã cho biết thêm: Mục tiêu lớn nhất của cấp ủy, chính quyền Phú Đình là từ nay đến năm 20, nâng mức thu nhập của người dân trong xã đạt trung bình triệu/người/năm, giảm số hộ nghèo xuống dưới 5%/năm, xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới... Để đạt được những mục tiêu này, xã tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển du lịch dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp... xây dựng Phú Đình ngày một giàu đẹp, xứng danh truyền thống đất ATK anh hùng.
Lan Anh