Trước tình trạng nhiều người bị lừa đảo, thông tin cá nhân bị mua bán công khai trên mạng xã hội, Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ có biện pháp phòng ngừa hiệu quả và xử lý kịp thời những vụ án khi phát hiện.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 4/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 20; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Cụ thể, Quốc hội thảo luận về 4 nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 20; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Tình hình thi hành Hiến pháp; thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).
Ngăn chặn các vụ lừa đảo và đánh cắp thông tin cá nhân
Theo Đại biểu Trần Quốc Tuấn - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, với sự gia tăng sử dụng các nền tảng mạng xã hội hiện nay, nhiều trường hợp bị lừa đảo đã xảy ra; đặc biệt là quyền riêng tư của người dùng dễ bị xâm phạm, thông tin cá nhân dễ bị lạm dụng và mua bán công khai trên mạng xã hội.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2023 Việt Nam nằm trong số 10 điểm nóng tội phạm mạng hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 06 tháng đầu năm 20 tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội.
Từ thực trạng trên, đại biểu Trần Quốc Tuấn kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm tập trung chỉ đạo có biện pháp chủ động phòng ngừa hiệu quả và xử lý kịp thời những vụ án khi phát hiện.
Cùng với đó, đại biểu đề nghị cần có biện pháp giải quyết, xử lý dứt điểm những vụ việc phát sinh tiêu cực tại các trường học, lớp học hiện nay, trong đó có khá nhiều trường hợp học sinh hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng, cần phải có sự phối hợp tuyên truyền giáo dục hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội đi cùng với những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong kiểm tra, giám sát, có chế tài xử phạt thật nặng những trường hợp vi phạm kinh doanh thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng.
Khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, tình trạng khoáng sản là “miếng mồi ngon” để các đối tượng khai thác triệt để vẫn diễn ra phổ biến.
"Nhiều khoáng sản quý giá bị tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở của luật pháp lách luật, khai thác chung với vật liệu thông thường để tiêu thụ, mà không bị phát hiện. Ngoài ra, việc khai thác khoáng sản quý trái phép diễn ra cục bộ ở một số nơi vẫn qua mắt được cơ quan chức năng"- đại biểu Hòa nêu thực trạng.
Đại biểu lo ngại tại những địa phương vùng cao, có những khoáng sản đi kèm như đất, đá, xỉ than lẫn lộn với khoáng sản quý vẫn chưa được sử dụng khai thác, bị thải bỏ gây ra lãng phí, "có nơi chất thành đống cao, nguy cơ sạt lở, ô nhiễm môi trường đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người dân, trong khi đó đất đá để xây lắp cho các công trình không đủ để sử dụng".
Một vấn đề nữa, được đại biểu đề cập là áp lực sử dụng cát sỏi thông thường để san lấp, khả năng thiếu vật liệu là rất lớn, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án, công trình. Nhưng có điều nghịch lý là khối lượng đất đá thải ra từ các mỏ lại chưa sử dụng do chưa nghiên cứu để sử dụng cho công trình.
Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp cần thiết để sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản, xỉ than, từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện để sử dụng thay thế cho các sông làm vật liệu thông thường. "Cát biển cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có đánh giá tác động để khi sử dụng không ảnh hưởng đến môi trường; nghiên cứu xây dựng cầu cảng trên vùng đất yếu, vùng trũng, đồng bằng sông Cửu Long cần nhanh chóng thực hiện thí điểm".