Đó là nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tại hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam”do VFA và BizLIVE phối hợp tổ chức, diễn ra vào ngày 3/11, tại TP. Cần Thơ.
Đại diện VFA cho biết, số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 10/2023, Việt Nam xuất khẩu gạo đạt 700.000 tấn, tương đương 433 triệu USD; nâng tổng khối lượng gạo xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2023 lên 7,1 triệu tấn gạo, trị giá khoảng 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Cũng theo VFA, với vị thế, chất lượng và nhu cầu của thị trường, hiện nay giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dẫn đầu thị trường.
Cụ thể, gạo tấm 5% của Việt Nam có giá 653 USD/tấn. Trong khi giá gạo 5% tấm của Thái Lan 560 USD/tấn và Pakistan giá 563 USD/tấn. Gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, gạo cùng loại của Thái Lan có giá 520 USD/tấn và Pakistan giá 488 USD/tấn.
Dự báo thị trường gạo xuất khẩu gạo, ông Phạm Quang Diệu, Kinh tế trưởng Công ty cổ phần Phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (Agro Monitor) cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 có khả năng đạt mức kỷ lục 8 triệu tấn.
Tuy nhiên, ông Diệu cũng lưu ý, do đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2023 nên lượng gạo thương mại chuyển tiếp sang năm 20 sẽ “rất mỏng” nên các doanh nghiệp phải hết sức thận trọng để không rơi vào tình huống ký hợp đồng nhiều nhưng không có hàng để giao, dẫn đến biến động giá, bị phat do vi phạm hợp đồng.
Là doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ lực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An nhận định, xuất khẩu gạo trong 2 tháng cuối năm 2023 và đầu năm 20 sẽ tiếp tục thuận lợi vì nhu cầu của thị trường tăng.
Tuy nhiên, theo ông Bình, để tận dụng được cơ hội xuất khẩu thì doanh nghiệp phải xây dựng được vùng nguyên liệu chất lượng cao, nhưng chi phí sản xuất phải thấp nhất. Doanh nghiệp chỉ nên ký hợp đồng khi đã có chân hàng, để tránh rủi ro “mua vào giá cao nhưng bán ra giá thấp” vì thị trường gạo biến động rất khó lường.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VFA cho rằng giá gạo Việt Nam tăng cao là lợi thế, nhưng đồng thời cũng là “yếu thế”, vì khi giá quá cao khách hàng mua gạo sẽ tìm đến thị trường khác có giá tốt hơn và chất lượng gạo tương đương với gạo Việt Nam, dẫn đến nguy cơ bị mất thị trường.
“Điển hình như các gói thầu của Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) vừa chào mua, doanh nghiệp Việt Nam hầu như không thắng thầu do giá gạo trong nước đang rất cao và loại gạo Bulog gọi thầu là gạo 5% đang khan hiếm”, ông Nam nêu ví dụ.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã dành nhiều thời gian để bàn về giải pháp công nghệ và vốn cho ngành lúa gạo.
Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), hiện nay liên kết trong chuỗi ngành hàng lúa gạo nhiều nơi chưa đi vào thực chất; chi phí sản xuất cao do nguyên liệu đầu vào, chi phí logistics, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cao.
“Để đưa chuỗi ngành hàng lúa gạo đi vào sản xuất bền vững, Bộ NN&PTNT đang hoàn thiện đề án sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trường xanh tại Đồng bằng sông Cửu Long và đề án giảm chi phí logistics cho nông sản để trình Chính phủ phê duyệt”, ông Tiệp cho hay.
Tại hội thảo, các chuyên gia lĩnh vực công nghệ cũng “hiến kế” áp dụng công nghệ để giảm thất thoát sau thu hoạch; giữ cho chất lượng hạt lúa vẫn tươi mới, thơm ngon không bị mất phẩm chất từ khi thu hoạch đến đến tay người tiêu dùng; ứng dụng công AI để kiểm soát quy trình sản xuất lúa gạo…