Theo thông tin từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, các quốc gia lớn đẩy mạnh thu mua giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả nước ta ước đạt hơn 3,8 tỷ USD trong 7 tháng, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong 10 thị trường nhập khẩu hàng đầu của rau quả Việt Nam, hầu hết đều tăng trưởng từ % đến 96%. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu với 2,1 tỷ USD trong nửa đầu năm, tăng 22% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Hàn Quốc với 164 triệu USD và Mỹ là hơn 7 triệu USD, lần lượt tăng 55% và 33%.
Đặc biệt, Thái Lan - một đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc - cũng tăng cường mua hàng Việt, đạt 97 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, sầu riêng, chuối và thanh long là những sản phẩm chính đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng 6 do sầu riêng Đông Nam Bộ vào cuối vụ, làm sản lượng giảm. Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam kỳ vọng với đà tăng trưởng hiện tại, xuất khẩu rau quả sẽ lập kỷ lục mới.
Cơ quan chức năng của Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất đàm phán kỹ thuật và sẽ sớm ký kết Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh. Ngoài ra, các sản phẩm như dược liệu, dừa và hoa quả đông lạnh cũng sẽ được Trung Quốc mở cửa nhập khẩu trong thời gian tới.
Để duy trì và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Rau quả Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu để giữ vững uy tín.
Tuy vậy, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên, dự báo xuất khẩu rau quả năm nay tiếp tục tăng trưởng -20%. Nếu tận dụng tốt các cơ hội từ các nghị định thư, xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm nay. Mức này tăng 0,5-1 tỷ USD so với kế hoạch đưa ra cuối năm ngoái của ngành nông nghiệp.