Với tốc độ tăng trưởng v bối cảnh cung - cầu hiện nay, dự báo XK thủy sản năm nay sẽ đạt mốc kỷ lục 10 tỷ USD.
Kim ngạch XK thủy sản 5 tháng đầu năm nay đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, dẫn đầu là mặt hàng tôm với hơn 1,8 tỷ USD (tăng hơn 41%); cá tra đạt hơn 1,2 tỷ USD (tăng gần 90%); cá ngừ hơn 462 triệu USD (tăng hơn 58%)…
Trong đó, hết các thị trường (trừ Trung Quốc) mở cửa hoàn toàn sau COVID-19, giao thương thuận lợi. Giá XK tăng vì nhiều DN ký được hợp đồng từ cuối năm 2021 với giá cao. DN thủy sản Việt trở lại với các hội chợ thủy sản quốc tế, thu hút thêm nhiều nhà nhập khẩu. Nhu cầu nhập khẩu tăng cao tại Mỹ, EU, hồi phục tại Trung Quốc, 3 thị trường chi phối và chiếm hơn 60% tổng XK thủy sản của Việt Nam.
Tại diễn đàn CEO “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản – Góc nhìn người trong cuộc”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP, nhận định tăng trưởng 5 tháng đầu năm nay rất ấn tượng, con số đang khiến cho nhiều người đánh giá năm nay sẽ đạt 10 tỷ đô, nếu điều này thành hiện thực, VASEP sẽ tổ chức cuộc họp vì dấu mốc này.
Tuy nhiên, với nhiều sự biến động từ các lĩnh vực tiền tệ, nguyên nhiên liệu, an ninh thế giới như hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam cảnh báo sẽ có những biến động mà cộng đồng doanh nghiệp thủy sản phải nỗ lực xử lý để được phát triển thuận lợi.
Theo đó, căng thẳng Nga - Ukraine kéo dài trong gần 4 tháng qua đã tác động đến giá xăng dầu thế giới nói chung và trong nước nói riêng. Bên cạnh đó là sự cấm nhập khẩu các sản phẩm cả Pollock của Nga tại một số quốc gia châu Âu. Hiện Trung Quốc vẫn còn kéo dài chiến dịch Zero COVID-19 để ứng phó với dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trở lại tại quốc gia này trong đầu năm 2022.
Ông Đỗ Ngọc Tài chia sẻ, ngành thủy sản sẽ có dấu hiệu chững lại trong quý III/2022, đến quý IV/2022 mới có sự đột phá do các thị trường chuẩn bị nguồn thực phẩm cho các lễ hội vào cuối năm.