Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch, nó còn được gọi với cái tên là Tết Đoan Dương. Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Ở Việt Nam, dịp tết còn được gọi dưới cái tên dân dã là "Tết giết sâu bọ". Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Vì vậy, dịp này thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Năm nay, Tết Đoan Ngọ 20 (ngày mùng 5/5 âm lịch) rơi vào thứ Hai ngày 10/6/20.
Theo tài liệu từ Ban Tôn Giáo Chính Phủ cho biết, ngày xưa, vào một mùa vụ thành công và bội thu, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến phá nát mọi thứ.
Nhân dân lo lắng chẳng biết làm thế nào để giải trừ được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đến xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một bàn cúng gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Và thế cứ vào ngày này, nông dân lại lập bàn cúng để giải trừ sâu bọ, từ đó ngày mùng 5/5 âm lịch là ngày "Tết diệt sâu bọ" và còn gọi là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng thì người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.
Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng, trong đó nổi bật nhất là rượu nếp hay nếp cẩm. Đặc biệt, nếu thưởng thức món rượu này vào buổi sáng, ngay khi thức dậy thì càng hiệu nghiệm.
Ở nhiều địa phương, các gia đình còn có thói quen ăn bánh tro (bánh gio), chè trôi nước, hạt sen hoặc đi tắm biển vào sáng sớm ngày mùng 5/5 âm lịch ... để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.
Ngày nay, mặc dù nhiều phong tục truyền thống vẫn được giữ gìn, nhưng Tết Đoan Ngọ cũng có sự thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại hơn.
Tết Đoan Ngọ không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là dịp để gia đình sum vầy, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và chia sẻ những giây phút hạnh phúc bên nhau. Đây cũng là dịp để người Việt Nam nhớ về cội nguồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Qua bao thế hệ, những phong tục tập quán trong ngày Tết Đoan Ngọ vẫn được duy trì và phát triển, trở thành một biểu tượng văn hóa đầy ý nghĩa, thể hiện tình cảm gia đình và sự kính trọng tổ tiên.