Agribank hnh động vì mu xanh tương lai

Ton - Kiên| 16/04/2021 14:58
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong những năm qua, Agribank đã c nhiều chính sách tín dụng, nhiều chương trình hnh động gp phần thực hiện thnh cng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững của Việt Nam.

Đẩy mạnh đầu tư cho các dự án xanh, bảo vệ môi trường

Là NHTM dẫn đầu cho vay nông nghiệp, nông thôn, Agribank nhận thức sâu sắc về những nguy cơ khi nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức to lớn trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm... Chính vì vậy, Agribank quyết tâm đi đầu thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, cùng mong muốn xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.

Agribank đã ngay lập tức vào cuộc triển khai thông qua các hành động cụ thể như: Ban hành văn bản về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng nhằm chỉ đạo toàn hệ thống, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách tín dụng gắn với quản lý môi trường – xã hội, đào tạo, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động cấp tín dụng xanh, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng...  Trong quy trình nghiệp vụ tín dụng, sổ tay tín dụng của Agribank luôn gắn việc thẩm định dự án, phương án vay vốn với vấn đề đảm bảo môi sinh, môi trường, các dự án phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt của cấp thẩm quyền theo quy định của pháp luật, kiên quyết loại trừ cấp tín dụng đối với các dự án có khả năng ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến môi trường, xã hội… 

anh-agri-14.jpeg
Cán bộ, nhân viên Agribank cùng chung tay làm sạch môi trường biển.

Bên cạnh đó, Agribank đã tham gia nhiều Dự án có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường do Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức tài chính tài trợ như: Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững; Quản lý rủi ro thiên tai; Hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp; Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng; Điện gió; đưa vốn tín dụng vào công cuộc chống hạn, mặn ĐBSCL và miền Trung Tây Nguyên… 

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết: "Hiện nay toàn ngành ngân hàng, đặc biệt là Agribank cũng đang đồng hành với nền sản xuất nông nghiệp cũng như nền kinh tế, không chỉ là đầu tư cho các dự án nông nghiệp sạch, mà chúng tôi cũng đang hướng dòng tín dụng đến những dự án xanh để bảo vệ môi trường một cách bền vững nhất”.

Tiên phong cùng ngành ngân hàng thực hiện thành công các chiến lược quốc gia của Việt Nam về kinh tế xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Agribank đã xây dựng và thực hiện các dự án bám sát chương trình “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” do Thủ tướng Chính phủ và Liên hợp quốc phát động. Cụ thể, tại hệ thống của Agribank trên toàn quốc nhiều chương trình, hoạt được triển khai như: “Nói không với rác thải nhựa”, “Nói không với hút thuốc lá”,  “Gìn giữ môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp”, “Chung tay làm sạch môi trường biển” tại 28 tỉnh/thành phố ven biển, tổ chức các roadshow đi xe đạp tại các thành phố lớn chuyển tải thông điệp “Cùng hành động giảm khí thải ra môi trường”, hưởng ứng phong trào trồng cây xanh… Tại khu vực quầy giao dịch, khách hàng được tặng túi đựng tiền làm bằng các chất liệu thân thiện với môi trường để thay thế túi nilon dùng một lần; tặng bình nước giữ nhiệt thay vì chai nhựa, ống hút dùng một lần. Các đơn vị trong hệ thống Agribank từng bước sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong các hoạt động chung.

 Ưu tiên cho nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao

Trước khi Ngân hàng Nhà nước triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch (chương trình 100.000 tỷ đồng) theo Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ ngày 07/3/2017, Agribank trước đó đã dành quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này và không hạn chế về nguồn vốn. Chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” được thực hiện với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay được rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại hân hoan đón nhận. Dư nợ cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tính đến 31/10/2020, doanh số cho vay từ khi bắt đầu triển khai chương trình của Agribank đã đạt gần 30.000 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 5.000 tỷ đồng với gần 4.000 khách hàng.

Bên cạnh đó, Agribank cũng luôn không ngừng nỗ lực cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí để mở rộng đầu tư tín dụng thông qua đơn giản hoá thủ tục; rút gọn thời gian thẩm định dự án, phương án vay vốn; nâng hạn mức cho vay; giảm dần lãi suất cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng như về hạn mức vốn vay, tài sản thế chấp…

Nhờ đó, nhiều ứng dụng công nghệ cao được hình thành như: nhà kính điều khiển khí hậu (công nghệ Pháp), canh tác nhiều tầng (công nghệ Singapore), công nghệ sản xuất nhà màng và tưới thông minh (công nghệ Israel)… Các mô hình do Agribank đầu tư đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực trên mọi miền đất nước như: trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam, Đồng Nai,…), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Nông, Kon Tum), thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận).

Với những nỗ lực bền bỉ cho sự phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, Agribank được nhận giải thưởng “Ngân hàng hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao” năm 2020.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Agribank hnh động vì mu xanh tương lai