Ấn Độ: 2 bang cng bố dịch bệnh “nấm đen”

Bạch Dương| 20/05/2021 :26
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hai bang Rajasthan v Telangana của Ấn Độ đã cng bố xuất hiện dịch Mucormycosis, một dạng bệnh nấm được gọi l “nấm đen”.

Theo thông báo của Giám đốc Sở Y tế bang Rajasthan, ông Akhil Arora, số lượng người mắc bệnh Mucormycosis trong bang tiếp tục gia tăng dưới tác động của bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19). “Mucormycosis biểu hiện như một tác dụng phụ của COVID-19”, thông báo nêu.

Ông Arora cho biết, hiện Sở Y tế đang tiến hành thông báo trong toàn bang về dịch bệnh này, cũng như thống kê tình hình cụ thể.

benh-nam-den-tan-cong-an-do.jpg
Bệnh nhân đeo mặt nạ dưỡng khí gần bệnh viện chữa trị COVID-19 ở Ấn Độ

Theo ghi nhận, trong bang Rajasthan có khoảng 100 bệnh nhân mắc bệnh nấm đen. Tại bệnh viện công Sawai Man Singh đã thành lập riêng một khoa để điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh này. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sống ở khu vực các thành phố Jaipur, Jodhpur, Sirohi và Kota.

Trong khi đó, theo ghi nhận của ông Srinivasa Rao, người đứng đầu Sở y tế bang Telangana, tại bang này bệnh Mucormycosis được xếp vào diện bệnh "cần phải thông báo... theo Luật về Dịch bệnh năm 1897".

Thông tư của chính quyền bang Rajasthan quy định: Tất cả các cơ sở y tế công lập và tư nhân được yêu cầu tuân theo các hướng dẫn về sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh Mucormycosis do Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình, Chính phủ Ấn Độ và Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ ban hành. Ngoài ra, tất cả các cơ sở y tế công và tư được yêu cầu báo cáo cho Sở Y tế về tất cả các trường hợp nghi ngờ và xác nhận mắc bệnh.

Bệnh Mucormycosis hay "nấm đen" là một biến chứng do nhiễm nấm. Đây là một căn bệnh hiếm gặp.

Bệnh có thể phát triển ở những người tiếp xúc với bào tử nấm trong môi trường hoặc sau khi nấm xâm nhập vào da qua vết cắt, vết xước, vết bỏng.

Bệnh ảnh hưởng đến xoang hoặc phổi sau khi hít phải các bào tử của nấm, thường gặp ở nơi sình lầy, mặt đất ẩm ướt, cây cỏ, rau quả thối rữa.

Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường, cũng như những người bị suy giảm khả năng miễn dịch sau khi phải chống chọi với bệnh tật, đặc biệt là bệnh COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ấn Độ: 2 bang cng bố dịch bệnh “nấm đen”