An Giang: Kiên quyết chống vấn nạn hng lậu

Văn Kỳ| 08/03/2023 16:09
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

L địa phương c đường biên di giáp Campuchia, tình trạng bun lậu l vấn đề nan giải với lực lượng chống bun lâu trên địa bn tỉnh. Hai tháng đầu năm, lực lượng QLTT tỉnh đã theo di, truy bắt, ngăn chặn nhiều vụ bun bán hng lậu lớn.

Để ngăn chặn vấn nạn hàng hóa nhập lậu, hàng kém chất lượng, Cục QLTT tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 – 2025.

Kế hoạch được phân nhiệm cụ thể đến các đội QLTT phụ trách địa bàn, các đội tiếp tục cử các cán bộ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin hoạt hoạt động kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Qua thời gian theo dõi, nắm nguồn tin, Đội QLTT số 1 quyết định tổ chức khám, bắt quả tang nguồn hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu tại Tổ 11, ấp Mỹ Chánh, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Ngày 23/02/2023, Đội QLTT số 1 đã phối hợp với Đội QLTT số 6 quyết định ập vảo cửa hàng, phong tỏa toàn bộ và tiến hành kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng phát hiện 13 mặt hàng đồ chơi trẻ em các loại như: Xe đồ chơi, bảng gỗ đếm số, mô hình đàn ghi-ta, các loại đồ chơi mô phỏng động vật, mô hình xe có điều khiển… Toàn bộ hàng hóa nói trên không có hóa đơn, chứng từ. Chủ cửa hàng không có bằng chứng chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đoàn kiên quyết lập biên bản tạm giữ 13 mặt hàng đồ chơi các loại nói trên, giá trị lô hàng 53.925.000 đồng để tiến hành xử lý.

An Giang: Kiên quyết chống vấn nạn hàng lậu

Lực lượng QLTT kiểm tra một hộ kinh doanh hàng lậu phụ tùng xe máy.

Tiếp đến, ngày 28/02/2023, Đội QLTT số 1 tiếp tục ập vào hộ kinh doanh quần áo may sẵn H.T. L. (phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc).

Tại thời điểm kiểm tra, đoàn phát hiện hộ kinh doanh đang hoạt động kinh doanh 746 đơn vị sản phẩm quần áo may sẵn không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Mặc dù chủ cơ sở phân giải, đưa ra lý do tuy nhiên không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

Đội QLTT số 1 đã lập Biên bản vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và tạm giữ toàn bộ tang vật để tiếp tục xử lý theo thẩm quyền. , trị giá hàng hóa 32,5 triệu đồng.

Trước đó, vào chiều ngày 27/02/2023, Đội QLTT số 1 tiếp tục kiểm tra bất ngờ hộ kinh doanh N. T. N. D. (địa chỉ: số 282, tổ 5, ấp An Thuận, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới) chuyên kinh doanh phụ tùng xe máy quy mô lớn.

Qua kiểm tra phát hiện 38 bộ nhông sên dĩa hiệu RK Takasago Chain, xuất xứ Malaysia và 85 bộ bố phanh đĩa hiệu NEO Mitkammakon, xuất xứ Thái Lan, tuy nhiên chủ cửa hàng không chứng minh được hóa đơn chứng từ theo quy định. Đoàn đã lập biên bản, tạm giữ số hàng trên để có căn cứ xử lý.  

Ngày 17/02/2023, Đội QLTT số 1 phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an tỉnh An Giang tiến hành kiểm tra đột xuất tại hộ kinh doanh K.K.A (địa chỉ: khóm 5, Phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc) kiểm tra. Kết quả, đoàn phát hiện và tạm giữ 33 mặt hàng phụ tùng xe máy như: Nhông sên dĩa hiệu Hondasun, Nhông sên dĩa hiệu LOHAKIT, Dênh Wave, Dênh Dream, Piston KFV, Pô xe gắn máy.... tổng trị giá hàng hóa là: 92.210.000 đồng.

An Giang: Kiên quyết chống vấn nạn hàng lậu

Kiểm tra đơn vị kinh doanh đồ chơi nhập lậu từ Trung Quốc.

Đây là những vụ việc điển hình trong rất nhiều vụ việc lực lượng QLTT tỉnh kiểm tra, phát hiện người kinh doanh hàng hóa nhập lậu, một vấn nạn nhức nhối trên địa bàn tỉnh. Cán bộ QLTT cho biết, khi kiểm tra những chủ cửa hàng đều bày ra lý do để giải thích nguồn gốc hàng hóa, tuy nhiên tất cả đều không thể chứng minh được nguồn gốc xuất xứ thông quan, nhập khẩu theo quy định.

Hành vi buôn hàng lậu hàng hóa được xác định là hành vi trốn thuế, gây thiệt hại lớn cho nhà nước. Đồng thời về lâu dài, hành vi này tác động tiêu cực tới thị trường trong nước, hủy hoại những nhà kinh doanh chân chính, tuân thủ pháp luật, do đó phải kiên quyết ngăn chặn.

Theo lực lượng quản lý thị trường, đường đi của nguồn hàng thường qua biên giới với Campua chia, các mặt hàng thường xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia với quy mô lớn.

Do lợi ích từ việc buôn lậu lớn nên những người kinh doanh thường tìm những thủ đoạn tinh vi, qua mặt cơ quan chức năng để tuồn hàng vào Việt Nam. Vì vậy, để giải quyết được vấn nạn này cần có những biện pháp đồng bộ, phối hợp với nhiều lực lượng khác, kiên trì và kiên quyết.

An Giang: Kiên quyết chống vấn nạn hàng lậu

Kiểm tra đơn vị kinh doanh quần áo không nguồn gốc xuất xứ.

Theo lãnh đạo Cục QLTT tỉnh An Giang, nhìn rõ vấn nạn này nên Cục đã ban hành Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn năm 2021-2025.

Mục tiêu ngăn chặn kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; không bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Với công việc cụ thể, kiên quyết thực hiện, xử lý nghiêm, trong 2 tháng đầu năm 2023, lực lượng QLTT tỉnh An Giang đã góp phần chấn chỉnh hoạt động kinh doanh hàng hóa trong nước, ngăn chặn số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, góp phần bình ổn môi trường kinh doanh địa phương, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
An Giang: Kiên quyết chống vấn nạn hng lậu